quyền con người của người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Qua phân tắch, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn điều tra trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Chúng tôi cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chưa bảo đảm được quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS là do các quy định của pháp luật TTHS vẫn còn một số bất cập. Vì vậy chúng tôi nhận thấy hoàn thiện các quy định của BLTTHS sẽ góp phần hạn chế được những sai sót, bảo đảm được quyền và lợi ắch chắnh đáng của NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS nói riêng và trong quá trình tham gia TTHS nói chung.
Thứ nhất về bổ sung Điều 301 Ờ BLTTHS 2003:
Theo quy định tại các điều 51, 55 của BLTTHS 2003 và Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng là NCTN thì người bị hại, người làm chứng là NCTN tham gia tố tụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án. Nhưng trong quy định Điều 301 lại không có 2 đối tượng này và như vậy là chưa bảo đảm được quyền của NCTN khi tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại, người làm chứng. Vì vậy đề nghị bổ sung quy định Điều 301- BLTTHS 2003 như sau: ỘThủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tam giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên được áp dụng theo chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của chương nàyỢ.
Thứ hai về bổ sung các nguyên tắc tiến hành tố tụng và quy định đối với NTHTT:
Điều 69 Ờ BLHS có quy định về nguyên tắc xử lý NCTN phạm tội với những nội dung hết sức có ý nghĩa trong việc bảo đảm các quyền lợi ắch chắnh đáng của họ. Phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em, phù hợp với luật pháp Quốc tế cũng như để bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
Trên cơ sở thực hiện các cam kết quốc tế về quyền trẻ em và phù hợp với quy định khác của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người của NCTN khi tham gia vào các giai đoạn tố tụng đề nghị bổ sung nội dung quy định về trách nhiệm của CQTHTT, NTHTT đối với NCTN trong Thông tư liên tịch số 01/2011 Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao Ờ Bộ Công an- Bộ tư pháp Ờ Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành ngày 12/7/2011 vào Chương XXXII như sau:
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến NCTN, NTHTT phải:
1. Bảo đảm tuân thủ theo đúng các quy định tại Chương XXXII và các quy định khác của BLTTHS không trái với những quy định của Chương này.
2. Bảo đảm quyền của NCTN theo quy định pháp luật được tôn trọng trong suốt quá trình tố tụng. Việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến NCTN phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của họ.
3. Bảo đảm giữ bắ mật thông tin cá nhân NCTN. Mọi hoạt động tố tụng liên quan đến NCTN phải được tiến hành trong môi trường thuận tiện cho việc bảo đảm bắ mật đời tư và danh dự, nhân phẩm của NCTN.
4. Hạn chế đến mức thấp nhất số lần tiếp xúc giữa người bị hại, người làm chứng là NCTN với bị can, bị cáo.
5. Áp dụng các biện pháp phù hợp, cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo đảm người bị hại, người làm chứng là NCTN cũng như người thân thắch của họ được an toàn về tắnh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ắch hợp pháp khác khi các quyền ấy bị đe dọa hoặc bị xâm hại.
6. Ưu tiên giải quyết nhanh chóng, chắnh xác, kịp thời các vụ án liên quan đến NCTN [66, Điều 3].
Thứ ba về bổ sung, sửa đổi quy định đối với ĐTV trong điều 302- BLTTHS 2003:
Xuất phát từ lợi ắch tốt nhất của NCTN và phù hợp với yêu cầu về chuyên môn hóa trong đội ngũ cán bộ tham gia quá trình tố tụng áp dụng đối với NCTN quy định tại Công ước Quốc tế về quyền trẻ em và đã được quy định tại Điều 4 - Thông tư liên tịch số 01/2011 Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao Ờ Bộ Công an- Bộ tư pháp Ờ Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành ngày 12/7/2011 về phân công NTHTT. BLTTHS cần bổ sung quy định NTHTT đối với các vụ án liên quan đến NCTN phải có trình độ, hiểu biết và chứng nhận qua đào tạo về lĩnh vực tâm lý học, khoa học, giáo dục về NCTN. Có kinh nghiệm về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến NCTN như sau:
Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người chưa thành niên, CQTHTT cần phân công ĐTV, Kiểm sát viên, Thẩm phán đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về điều tra, truy tố, xét xử đối với NCTN hoặc người có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm liên quan đến NCTN [66, Điều 4].
Thứ tư về khái niệm Ộngười chưa thành niên phạm tộiỢ
thành niên phạm tộiỢ để sử dụng đối với NCTN trong quá trình tiến hành tố tụng, mà cần sửa đổi khái niệm Ộngười chưa thành niên phạm tộiỢ thành
Ộngười chưa thành niên bị tạm giữ, bị can, bị cáoỢ Cụ thể sửa đổi như sau:
Khoản 1 Điều 302: Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với NCTN là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Ầ
Tương tự như vậy nên sử dụng thống nhất thuật ngữ này tại Điều 304 và cần sửa đổi Điều 304 như sau:
Điều 304: Việc giám sát đối với người chưa thành niên bị tạm giữ, bị can, bị cáo
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao
NCTN bị tạm giữ, bị can, bị cáo cho cha, mẹ hoặc người đỡ đầu của họ giám
sát để bảo đảm sự có mặt của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là NCTN khi có giấy triệu tập của CQTHTT.
Thứ năm về bổ sung điều luật quy định về người đại diện
BLTTHS hiện hành không xác định khái niệm về người đại diện theo pháp luật của NCTN. Nên khi áp dụng còn nhiều lúng túng, còn dài dòng và không cần thiết. Để phù hợp theo quy định tại các điều 141, 142 Bộ luật dân sự về khái niệm người đại diện theo pháp luật chúng tôi đề nghị bổ sung điều luật khái niệm về người đại diện theo pháp luật của NCTN bao gồm: Cha, mẹ hoặc người giám hộ của NCTN. Khái niệm người đại diện theo pháp luật của NCTN sẽ được sử dụng thay thế cho các cụm từ: Cha, mẹ hoặc người giám hộ của NCTN.
Thứ sáu về sửa đổi, bổ sung Điều 303:
Nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa các quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với NCTN và trước hết là bảo đảm các quyền con người của NCTN, đáp ứng được các chuẩn mực Quốc tế. Trên cơ sở nghiên cứu quy định tại Quy tắc số 13 của Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về Tư pháp NCTN
(Quy tắc Bắc Kinh) do Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 29/11/1985, Quy tắc số 2 Ờ Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ NCTN bị tước tự do và quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em:
Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện. Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em phải được tiến hành phù hợp với pháp luật và chỉ được coi là biện pháp cuối cùng và áp dụng trong thời gian thắch hợp ngắn nhất [32, Điều 37, Khoản 2]. Đặc biệt là các quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn tại Điều 8, Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP- BLĐTBXH ban hành ngày 12/7/2011:
Trước khi áp dụng biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 303 BLTTHS, CQTHTT cần xem xét, cân nhắc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác quy định tại các điều 91, 92 và 93 BLTTHS; Đối với người chưa thành niên đã áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, CQTHTT phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và khi xét thấy không còn cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn đó thì kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế bằng các biện pháp khác không hạn chế quyền tự do đối với họ; Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội, CQTHTT cần hạn chế việc gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam [66, Điều 8].
Chúng tôi đề nghị xem xét bổ sung nội dung điều 303 như sau: ỘViệc áp dụng biện pháp tạm giam với bị can, bị cáo là người chưa thành niên được coi là
biện pháp cuối cùng, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn khác không có hiệu quảỢ.
Thứ bảy về người bào chữa:
Theo hướng bảo đảm quyền được bào chữa trong mọi trường hợp cho NCTN trong giai đoạn tố tụng, BLTTHS nên quy định rõ hơn quyền mời người bào chữa; Quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan, NTHTT trong việc tạo
mọi điều kiện để người bào chữa được thực hiện quyền của họ. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của người bào chữa khi được Cơ quan cử tham gia bào chữa cho NCTN.
Thứ tám về bổ sung quy định bảo đảm quyền con người của bị hại, người làm chứng là NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS.
Trong Bộ luật TTHS hiện hành chỉ quy định về việc lấy lời khai người làm chứng dưới 16 tuổi [45, Điều 135, Khoản 5] mà chưa có những quy định cụ thể về thủ tục tố tụng hoặc bảo vệ quyền của người bị hại, người làm chứng là NCTN.
Để bảo đảm các quyền con người của người bị hại, người làm chứng là NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS phù hợp với các chuẩn mực Quốc tế, việc bổ sung các quy định này là rất cần thiết.
Việc bổ sung quy định này nên nghiên cứu theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA- BTP-BLĐTBXH ban hành ngày 12/7/2011:
Phải có quy định cụ thể về giám hộ và trợ giúp đối với người bị hại là NCTN: Như phải thông báo ngay cho người đại diện theo pháp luật của người bị hại, người làm chứng khi xác định họ là NCTN để họ tham gia thực hiện các quyền của mình trong quá trình tố tụng. Đối với bị hại, người làm chứng là NCTN lang thang, không nơi nương tựa thì CQTHTT phải chỉ định trợ giúp pháp lý cho họ. CQTHTT phải thực hiện việc thông tin đầy đủ cho người đại diện theo pháp luật của họ, tạo mọi điều kiện cần thiết để người đại diện theo pháp luật, người bào chữa có thể tham gia trong suốt quá trình tố tụng. Đồng thời phải bảo đảm NCTN nhận được sự trợ giúp chuyên môn về y tế, sức khỏe, pháp lý, tâm lý phù hợp khi họ cần.
Thứ chắn về bổ sung quy định việc lấy lời khai người bị bắt, bị tạm giam, bị hại, người làm chứng.
bị tạm giữ, tạm giam, bị hại, người làm chứng chỉ có quy định về hỏi cung bị can [45, Điều 131], nhưng đó là quy định chung cho tất cả các trường hợp bị can là NCTN và NTN. Trong quy định tại Chương XXXII cũng không có quy định về việc lấy lời khai người bị tạm giữ, bị hại, người làm chứng hỏi cung bị can là NCTN mà chỉ có quy định tại khoản 2, điều 306 đề cập đến việc có mặt của đại diện gia đình, nhà trường khi lấy lời khai NCTN từ 14 đến 16 tuổi hoặc là NCTN có nhược điểm về thể chất và tinh thần. Như vậy là còn chưa đầy đủ . Chắnh vì vậy nên bổ sung quy định này trong BLTTHS là cần thiết. Việc bổ sung quy định này nên có tham khảo các quy định tại điều 10, 15 thông tư liên tịch số 01/2011 Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao Ờ Bộ Công an- Bộ tư pháp Ờ Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành ngày 12/7/2011 về việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can, người bị hại, người làm chứng. Quy định phải bảo đảm các quyền cơ bản của NCTN như sau: Quyền được thông tin, quyền được có người bào chữa, quyền được có người đại diện theo pháp luật khi lấy lời khai, quyền được đối xử thân thiện, phù hợp với lứa tuổi trong khi lấy lời khai, hỏi cungẦ
3.3. Một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người của người chưa thành niên trong giai đoạn điều travụ án hình sự