3.3. Một số giải pháp tăng cường bảo đảm quyền con người của
3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
thức cho người dân về các quyền con người của người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Do trình độ hiểu biết pháp luật của đại bộ phận nhân dân còn thấp, chưa bảo đảm được quyền tự bảo vệ chắnh mình, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, thiếu tôn trọng pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Đặc biệt là những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được thực hiện theo các chương trình, kế hoạch cụ thể và qua đó công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có những chuyển biến mạnh mẽ. Việc tuyên truyền pháp luật của Nhà nước đã được thực hiện thường xuyên, từng bước nâng cao ý thức pháp luật của người dân, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã đạt được công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật nói chung còn một số hạn chế sau:
Việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật còn mang tắnh thời sự, nặng về phong trào. Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chỉ tập trung vào các Luật và pháp lệnh, chưa thực sự chú trọng vào các văn bản
hướng dẫn thi hành. Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân còn một chiều, chủ yếu tuyên truyền văn bản pháp luật là các mệnh lệnh mà người dân phải tuân thủ, chưa có nhiều nội dung tuyên truyền pháp luật liên quan đến quyền con người.
Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về các quyền con người, trong đó có quyền của NCTN khi tham gia vào giai đoạn tố tụng là một việc làm đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật phải hướng tới sự cân bằng về tuyên truyền pháp luật mệnh lệnh và pháp luật về quyền con người. Phải tìm hiểu về nhận thức của người dân về quyền con người hiện như thế nào để từ đó có cách tiếp cận vấn đề và nội dung tuyên truyền cần tập trung vào vấn đề còn chưa đầy đủ. Ngày nay, quyền con người đã trở thành quyền cơ bản được ghi nhận trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia và trên thế giới. Tại Việt Nam vấn đề quyền con người ngày càng được quan tâm, chú trọng và ghi nhận khẳng định mạnh mẽ. Bản Hiến pháp năm 2013 khẳng định nguyên tắc Nhà nước Ộcông nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người và quyền công dân về chắnh trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hộiỢ. Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi cách hiến định về quyền con người, từ cách Nhà nước ỘQuyết địnhỢ ỘtraoỢ quyền cho người dân thành: Các quyền con người là tự nhiên, vốn có, Nhà nước phải ghi nhận và bảo đảm thực hiện, không phân biệt đẳng cấp, giới tắnh. Và trong hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp quy định nhiệm vụ của chắnh phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân về bảo đảm quyền con người, quyền công dân Ờ một nhiệm vụ hiến định. Việc quy định các quyền con người trong Hiến pháp rất quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và mỗi công dân được hưởng cũng như bảo vệ quyền con người, quyền công
dân. Tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn là việc các quyền đó được thực thi trong thực tế. Vì vậy công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến quyền con người là công việc đầu tiên phải thực hiện.
Hoạt động tuyên truyền cần tập trung cung cấp đầy đủ thông tin pháp luật về quyền con người trong từng lĩnh vực để phục vụ cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Về bảo đảm quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS cần tập trung tuyên truyền phổ biến kiến thức về quyền con người nói chung được quy định trong Hiến pháp, và các văn bản pháp luật hướng dẫn. Tuyên truyền về quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều tra VAHS được quy định trong BLTTHS 2003 và văn bản hướng dẫn (Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ban hành ngày 12/7/2011). Nội dung tập trung chủ yếu tuyên truyền về quyền của NCTN khi tham gia vào hoạt động tố tụng với vai trò là người bị bắt, bị khởi tố, người bị hại, người làm chứng thì họ có những quyền gì, họ phải thực hiện các quyền đó như thế nào? Các quyền đó có bị CQTHTT vi phạm không? Nếu vi phạm thì họ phải làm như thế nào để tự bảo vệ mìnhẦ Nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, thông dụng và phải được thông tin đầy đủ bằng các phương tiện phù hợp điều kiện hoàn cảnh từng đối tượng cần phổ biến, tuyên truyền.
Cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân khi tham gia tìm hiểu về quyền con người của NCTN trong giai đoạn điều tra. Cần phải hệ thống hóa các tài liệu, thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu tìm hiểu và thành lập một trung tâm hỗ trợ việc tìm hiểu pháp luật về quyền con người cho người dân để mọi người, mọi lúc, mọi nơi có thể dễ dàng được hỗ trợ, cung cấp thông tin đầy đủ và chắnh xác.