1.3.2 Pháp luật về hải quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng quan các quy định pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)

Thủ tục hải quan tại cảng biển bao gồm thủ tục đối với tàu thuyền và thủ tục đối với hàng hoá chở trên tàu. Đối với tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng và kiểm soát, giám sát hải quan tại các cảng biển và cảng chuyên dùng được quy định rõ tại Quyết định số 1582/QĐ - TCHQ ngày 29/8/2006 và quy trình kèm theo Quyết định này. Theo quyết định số 1582/QĐ-TCHQ và quy trình kèm theo, thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng đều chịu sự giám sát của đại diện chi cục hải quan tại cảng, có trụ sở đóng tại khu vực cảng nơi tàu thuyền đi và đến. Cụ thể, thủ tục hải quan được chia thành các trường hợp sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin trước khi tàu đến:

Sau khi tiếp nhận thông tin từ Cảng vụ, phải chuyển thông tin đến các bộ phận liên quan khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của Lãnh đạo chi Cục như Chi cục Hải quan nơi phương tiện vận tải sẽ dỡ hàng, bộ phận rủi ro, bộ phận thủ tục hàng hố xuất nhập khẩu, chi cục kiểm tra sau thơng quan, đội kiểm soát Hải quan.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thông quan tàu biển nhập cảnh:

Hải Quan cảng có trách nhiệm hướng dẫn thuyền trưởng khai và nộp các loại giấy tờ sau:

01 bản chính của các bản: Bản khai chung; bản khai hàng hoá (ký đóng dấu trang đầu và trang cuối); Bản khai hàng hố nguy hiểm (nếu có); bản dự trữ của tàu; danh sách thuyền viên; bản khai hành lý của thuyền viên và 01 bản sao danh sách hành khách nếu có.

Trường hợp tàu có chuyên chở hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng, hàng hoá quá cảnh, hàng trung chuyển thì yêu cầu thuyền trưởng nộp thêm bản khai hàng hoá chuyển cảng, quá cảnh, trung chuyển khi làm thủ tục nhập cảnh cho tàu.

Trường hợp cần thiết thì cơng chức hải quan được yêu cầu thuyền trưởng xuất trình các chứng từ như nhật ký hành trình tàu, sơ đồ xếp trên tàu, các chứng từ liên quan đến hàng hố đang vận chuyển trên tàu. Sau đó tiến hành tiếp nhận và kiểm tra và đóng dấu vào bộ hồ sơ hải quan nêu trên.

Sau khi gửi bản khai hàng hoá nhập khẩu (bản sao) đến chi cục hải quan nơi phương tiện vận tải dỡ hàng, bộ phận phân tích rủi ro, cán bộ hải quan tiến hành nhập dữ liệu và máy tính hoặc vào sổ theo dõi và lưu hồ sơ theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổng quan các quy định pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)