7. Kết cấu của luận văn
3.3 Định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy định mang tính nhân đạo về
3.3.2. Những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy
các quy định về người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó bao gồm cả vấn đề hoạch định chính sách hình sự nhằm phục vụ cho yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
Thứ hai, nâng cao công tác áp dụng các quy định pháp luật hình sự hiện hành đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đảm bảo hiệu quả về mặt pháp lý cũng như góp phần tạo ra được một cơ chế pháp lý tốt nhất cho người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm đạt được mục đích cao nhất trong xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội là giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Thứ ba, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp và
nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là của Thẩm phán và Hội thẩm, những người giữ cán cân công lý. Xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trách nhiệm, trình độ sẽ là tiền đề để tại nên tính công tâm, khách quan, công bằng trong hoạt động xét xử vụ án đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những nghiên cứu số liệu thực tiễn công tác xét xử của TAND hai cấp thành phố Hà Nội đối với các vụ án có người dưới 18 tuổi phạm tội giai đoạn 2014 - 2018 đã góp phần làm sáng tỏ sự hiệu quả của tính nhân đạo trong các quy định về người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự hiện hành. Từ đó có thể đưa ra được những đánh giá chung nhất về tầm quan trọng của sự thay đổi pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay để hướng đến đảm bảo những lợi ích tốt nhất cho những người dưới 18 tuổi phạm tội khi phải sa chân vào vòng lao lý, qua đó tạo điều kiện tối đa để các em có thêm nhiều cơ hội trong việc giáo dục, cải tạo, phấn đấu trở thành công dân có ích cho xã hội với những chặng đường dài phía trước.
Những đánh giá, nhận định, phân tích chuyên sâu về kết quả thực hiện của TAND thành phố Hà Nội đã chỉ ra những mặt tồn tại, hạn chế trong thực tiễn áp dụng pháp luật hoặc trong chính những quy định pháp luật hình hành về người dưới 18 tuổi phạm tội. Từ đây có những hình dung ban đầu mang tính bao quát, khách quan không chỉ riêng ở phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội mà trên phạm vi cả nước về thực trạng áp dụng pháp luật hình sự qua đó đưa ra được những giải pháp thực tiễn, những kiến giải lập pháp để tiếp tục hoàn thiện BLHS năm 2015 trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHUNG
Nhân đạo chính là bản chất của nhà nước Việt Nam, nhân đạo trong pháp luật là kim chỉ nam xuyên suốt soi đường trong việc vận dụng để đấu tranh, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Với tư cách là một trong những chủ thể đặc biệt của BLHS phải chịu TNHS thì người dưới 18 tuổi cần phải được tôn trọng và ưu tiên đặc biệt trong quá trình xử lý để đảm bảo yêu cầu của tình hình thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế và thể hiện rõ nét tính nhân đạo, hướng thiện của hệ thống pháp luật hình hiện hành.
Trải qua quá trình nghiên cứu nội dung đề tài luận văn thạc sỹ: “Tính nhân đạo của các quy định về người dưới 18 tuổi phạm tội trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 - Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố
Hà Nội” tác giả đã có được cái nhìn sâu hơn về tính nhân đạo trong pháp luật
hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Chính điều này là cơ sở để nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nội dung đề tài, từ đó đảm bảo được nội dung và mục đích đã đặt ra.
Trên cở sở đó, đề tài đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, luận giải và làm rõ những vấn đề lý luận về tính nhân đạo trong các quy định của BLHS năm 2015 đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên cơ sở kế thừa, phát huy các kết quả của những quan điểm, công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây.
Thứ hai, chỉ ra được sự hình thành và hoàn thiện tính nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay, trong đó tập trung nghiên cứu sâu những nội dung cơ bản về tính nhân đạo trong các quy định của BLHS năm 2015 đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cũng như pháp luật quốc tế có quy định về vấn đề này.
Thứ ba, tổng kết thực tiễn việc áp dụng các quy định trong BLHS về
- 2018, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và đưa ra những giải pháp, kiến giải lập pháp để định hướng tiếp tục hoàn thiện các quy định này trong thời gian tới.
Thông qua nghiên cứu nội dung đề tài luận văn, tác giả nhận thấy các quy định về tính nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội về cơ bản đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn tuy nhiên vẫn còn nhiều quy định chưa rõ ràng dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật chưa thống nhất; một số quy định còn bất cập cả về lý luận lẫn thực tiễn dẫn đến ảnh hưởng đến quyền lợi của người dưới 18 tuổi phạm tội khi tham gia tố tụng…
Dù sao với phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng như khối lượng thực hiện chưa thể bao quát hết toàn diện vấn đề này những có thể khẳng định, kết quả nghiên cứu của luận văn đã phần nào làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng, cơ bản nhất liên quan đến tính nhân đạo trong các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Qua đây tác giả cũng thiện chí mong muốn sự ủng hộ, đóng góp của quý thầy cô giáo, các nhà khoa học trong lĩnh vực pháp luật để tiếp tục hoàn thiện về nội dung cũng như như hình thức của luận văn. Từ kết quả này, tác giả mong đây sẽ là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn cho các công trình nghiên cứu khoa học khác để bổ sung thêm những quan điểm lý luận mới liên quan đến vấn đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.Ban chỉ đạo cải cách tư pháp (2006), Kế hoạch số 05-KH/CCTP về thực hiện nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (giai đoạn 2006-2010), Kết luận số 79-KL/TW về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và cơ quan Điều tra theo nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Kết luận số 92-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
2.Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 khóa IX về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 3.Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005, khóa IX,
về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
4.Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, khóa IX, về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
5.Nguyễn Hòa Bình (2017), Những nội dung sửa đổi lớn và những điểm mới trong phần chung của Bộ luật hình sự năm 2015 – Tài liệu tập huấn trực tuyến toàn quốc về Bộ luật Hình sự năm 2015 ngành Tòa án năm 2017. 6.Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
7.Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
8.Lê Cảm (2001), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
9.Lê Cảm (2002), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
10.Lê Cảm (2003) (Chủ biên), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
11.Lê Cảm – Đỗ Thị Phượng (2004), “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên: Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (21)
12. Lê Cảm (2005) (Chủ biên), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự - Phần chung (SCK sau Đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 13.Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà
nước pháp quyền (SCK), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14.Lê Cảm (2018), Nhận thức khoa học về phần chung pháp luật hình sự Việt Nam sau pháp điển hóa lần thứ ba (SCK), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
15.Lê Cảm (2018), Pháp luật hình sự Việt Nam từ thế kỷ X đến nay lịch sử và thực tại (SCK), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16.Phạm Đình Dũng (2006), Căn cứ Quyết định hình phạt - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17.Trần Thị Thùy Dương (2018), Nguyên tắc nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.
18.Hoàng Minh Đức (2016), Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.
20.Nguyễn Tiến Hoàn (2013), Các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21.Phạm Mạnh Hùng (2016), Giáo trình Luật hình sự - Đại học Kiểm sát Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
22.Đặng Thị Thanh Huyền (2018), Sự thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự đối với người phạm tội dưới 18 tuổi ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam – Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.
23.Lê triều Hình luật , Nxb Văn hóa thông tin (1997), Hà Nội.
24.Liên hợp quốc (1985), Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về tư pháp người dưới 18 tuổi.
25.Liên hợp quốc (1989), Công ước về quyền trẻ em.
26.Liên hợp quốc (1990), Các quy tắc của liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do.
27.Liên hợp quốc (1990), Quy tắc Riyadh về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên.
28.Gia Nghi (2009), Chính sách pháp luật nhân đạo trong xưa và nay, Nguyệt san Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh, (10)
29.Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật (2001) – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
30.Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 31.Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 32.Quốc hội (2012), Bộ luật lao động, Hà Nội.
33.Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Hà Nội. 34.Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
35.Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 36.Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
37.Quốc hội (2016), Luật trẻ em, Hà Nội
38.Đinh Văn Quế (2017) Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 phần thứ nhất, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
39.Vũ Thị Thu Quyên (2015), Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
40.Hồ Sỹ Sơn (2009), Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
41.Lê Thị Sơn (2015), Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội và sự thể hiện trong Bộ luật hình sự, Tạp chí Luật học, (3).
42.Nguyễn Thị Thanh (2008), Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
43.Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BQP- BYT ngày 18/5/2006 của Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số quy định về tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị bệnh nặng, Hà Nội.
44.Toà án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hoá luật lệ về hình sự. Tập 2, 1975 - 1978, Hà Nội.
45.Phạm Văn Tỉnh (2000) Vấn đề nhân đạo trong Bộ luật hình sự năm 1999. Tạp chí nhà nước và pháp luật (10)
46.Trịnh Quốc Toản (2007), Đấu tranh phòng, chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
47.Trịnh Tiến Việt (2010), Chế định miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
48.Trịnh Tiến Việt (2010), “Những khía cạnh pháp lý hình sự về các hình phạt và biện pháp tư pháp áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (13)
49. Trịnh Tiến Việt (2012), Hoàn thiện các quy định của Phần chung Bộ luật hình sự trước yêu cầu đổi mới của đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
50.Phạm Thị Hồng Xuyến (2015), Vấn đề quyền con người và can thiệp nhân đạo trong luật quốc tế, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
II. Tài liệu web
51.Phạm Thị Hồng Đào (2017), Tính nhân đạo của bộ luật Hồng Đức với sự hoàn thiện Bộ luật hình sự năm 2015, https://kiemsat.vn/tinh-nhan-dao- cua-bo-luat-hong-duc-voi-su-hoan-thien-bo-luat-hinh-su-nam-2015-
46745.html Đăng ngày 22/3/2017, Kiểm sát điện tử - Cơ quan của Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.
52.Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đôi điều suy nghĩ về biện pháp sử lý người chưa thành niên phạm tội,
http://www.hcmcbar.org/NewsDetail.aspx?language=&CatPK=4&NewsP K=297 , Website Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 53.Thu Trang (2015) Biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội,
http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=340889 ,
Website Báo điện tử Đại biểu nhân dân, Văn Phòng Quốc hội, Hà Nội. 54.Khánh Vi (2018), Người dưới 18 tuổi phạm tội và những quy định mới áp
dụng tại Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017),https://congankontum.gov.vn/huong-dan-pl/tuyen-truyen-pho-bien- giao-duc-phap-luat/nguoi-duoi-18-tuoi-pham-toi-va-nhung-quy-dinh-moi- ap-dung-tai-bo-luat-hinh-su-nam-2015-sua-doi-bo-sung-nam-2017.html, Cổng thông tin điện tử công an Tỉnh Kon Tum, Kon Tum.
55.Tường Vi (2016), Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm