7. Kết cấu của luận văn
1.2 Khái niệm, nội hàm và ý nghĩa tính nhân đạo của luật hình sự Việt
1.2.2 nghĩa tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam đối với người dưới
1.2.2 Ý nghĩa tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi phạm tội dưới 18 tuổi phạm tội
Như đã phân tích ở trên, người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc đối tượng yếu thế trong xã hội bên cạnh người già, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ, người tàn tật…Do vậy việc ghi nhận các quyền và lợi ích nhiều hơn, đa dạng hơn trong pháp luật so với các đối tượng thông thường sẽ mang ý nghĩa to lớn trong việc vừa đảm bảo đầy đủ, trọn vẹn các quyền con người mặc nhiên họ được hưởng vừa là để đảm bảo công lý, công bằng một cách thực chất nhằm mục đích cao nhất là đảm bảo những gì tốt nhất, có lợi nhất cho người dưới 18 tuổi cũng như đảm bảo sự phát triển bản thân lành mạnh, trong một môi trường lành mạnh, bao dung để trở thành công dân có ích và có nhiều đóng góp cho xã hội.
Yếu tố đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi phạm tội mang ý nghĩa rất lớn đối với sự ghi nhận và thể hiện tính nhân đạo bởi lẽ, đây là tính nhân đạo đã được cụ thể hóa thành nguyên tắc xử lý và bên trong đó ẩn chưa những giá trị cốt lõi nhất, to lớn nhất khi xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội đó là: Độ tuổi dưới 18 tuổi là một độ tuổi hết sức nhạy cảm, lứa tuổi này phạm tội không thể áp dụng máy móc như suy luận với người đã thành niên mà cần phải có những nguyên tắc riêng để trách tác động tâm lý quá lớn đến sự hình thành và phát triển. Đảm bảo lợi ích tốt nhất chính là sự thể hiện tính nhân đạo mang tính chủ động, kịp thời và có tính định hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trường hợp được đảm bảo những lợi ích tốt nhất sẽ như là một liều doping trực tiếp tác động tích cực đến nhận thức về những điều tốt đẹp trong xã hội đối với hành vi phạm tội, và đây cũng được coi như là trang giáo
án lớn cho sự phát triển về tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi để họ từ từ nhận ra những khuyết điểm và tự điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường sống. Trường hợp ngược lại không đảm bảo lợi ích tốt nhất cho họ, tức là họ không nhìn thấy sự đối xử tốt của xã hội và pháp luật sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực, những tư tưởng chống đối, tâm lý hoảng loạn, bất cần…và như vậy mục đích xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội không những không đạt được mà đó là sự thất bại của pháp luật đối với thế hệ tương lai.
Yếu tố đảm bảo sự phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ý cho xã hội cũng là một trong những vấn đề mang ý nghĩa rất lớn. Bởi lẽ, quá trình phát triển của người dưới 18 tuổi còn rất dài, nếu như đảm bảo lợi ích tốt nhất là nền tảng thì đảm bảo sự phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội là kết quả mong muốn hướng tới khi xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Để người dưới 18 tuổi phạm tội phát triển đúng hướng, tương lai sẽ trở thành công dân tốt, có nhiều đóng góp cho xã hội thì tính nhân đạo trong luật hình sự không chỉ mang tính tức thời mà còn phải được thể hiện xuyên suốt, bắt đầu từ quá trình tác động tâm lý ban đầu đến khi họ trưởng thành, nhận thức xã hội đã đầy đủ.
1.3. Tính nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của luật quốc tế và pháp luật một số nước
1.3.1. Tính nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy đinh của luật quốc tế
Kể từ khi sáng lập đến nay, Liên hợp quốc (LHQ) luôn quan tâm đến các chính sách về trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em phạm tội, trong đó xác định việc truy tố, giam giữ đối với trẻ em cần phải hạn chế áp dụng trừ các trường hợp khác theo quy định của pháp luật quốc gia nhưng phải đảm bảo quyền của trẻ em bị truy cứu TNHS ở mức cao nhất. Việc xây dựng nên hệ thống văn bản pháp luật quốc tế về trẻ em đã tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia thành viên vận dụng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hình sự
quốc gia. Bởi, ở tất cả các quốc gia trên thế giới, người dưới 18 tuổi luôn là nhóm đối tượng được pháp luật – xã hội quan tâm, chăm sóc đặc biệt kể cả trong trường hợp họ thực hiện hành vi trái pháp luật hành chính, hình sự… thì bất kể xã hội nào cũng luôn dành sựcảm thông chia sẻ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho người dưới 18 tuổi có động lực, ý chí phấn đấu sửa sai, cải tạo, giáo dục để trở lại hòa nhập với cuộc sống bình thường, tham gia học tập và lao động như những người bình thường khác, từ đó khẳng định tư cách của bản thân mỗi người trong gia đình và xã hội [18, tr.40].
Từ năm 1945, LHQ và các nước trên thế giới đã và đang đưa những nguyên tắc quốc tế vào các luật và chính sách quốc gia liên quan đến quyền của trẻ em, của người dưới 18 tuổi. Tính đến nay, LHQ đã ban hành nhiều văn kiện tư pháp về người dưới 18 tuổi như: Công ước về quyền trẻ em; Những
quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật đối với NCTN còn
gọi là Quy tắc Bắc Kinh; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa tội
phạm ở NCTN; Những quy tắc tối thiểu, phổ biến của Liên hợp quốc về bảo
vệ NCTN bị tước quyền tự do... Tất cả các văn kiện pháp lý quốc tế này hiện
nay Việt Nam đều phê chuẩn tham gia.
Trong các văn kiện pháp lý quốc tế và các chương trình của LHQ về vấn đề trẻ em sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và NCTN để đề cập đến việc tăng cường khả năng bảo vệ trẻ em cho phù hợp với mỗi lĩnh vực. Trong một số văn bản, khái niệm trẻ em được gọi là NCTN hoặc thanh, thiếu niên. Tuy nhiên, trong quan hệ với pháp luật và thực thi pháp luật quốc tế, trẻ em thường được gọi là NCTN và có gắn độ tuổi dưới 18 kèm theo, cụ thể:
Một là, theo điểm a, c mục 2.2 phần I Quy tắc Bắc Kinh được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 29/11/1985 về quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ về việc áp dụng pháp luật đối với NCTN nêu rõ:
“a. NCTN là trẻ em hay thanh thiếu niên mà tùy theo từng hệ thống pháp luật có thể bị xử lý khi phạm tội, theo một phương thức khác với người lớn.
c. NCTN phạm tội là trẻ em hay thanh thiếu niên bị cáo buộc, hay bị kết luận là đã phạm tội” [24].
Hai là, Theo điểm a, mục 11 phần II Các quy tắc của LHQ về bảo vệ NCTN bị tước tự do được Đại hội đồng LHQ thông qua bằng Nghị quyết 45/113 ngày 14/12/1990 quy định: “NCTN là người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xác định và không được tước
quyền tự do của NCTN” [26].
Như vậy, khi đưa ra khái niệm về trẻ em hay NCTN, trong pháp luật quốc tế không dựa vào đặc điểm tâm, sinh lý hay sự phát triển tinh thần, thể chất mà thông qua việc xác định độ tuổi thông từng văn bản pháp luật chuyên ngành quy định. Khái niệm trẻ em hay khái niệm NCTN đều giới hạn độ tuổi là dưới 18, không tính đến sự phát triển về nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Tuy nhiên pháp luật quốc tế cũng để ngỏ khả năng cho các quốc gia có thể quy định độ tuổi đó sớm hơn, muộn hơn tuỳ điều kiện kinh tế – xã hội, văn hoá, truyền thống của quốc gia mình từ đó bảo đảm tốt nhất lợi ích cho nhóm tuổi này. Mặc dù là các quy tắc quốc tế được thừa nhận rộng rãi tuy nhiên nội dung các quy tắc trên có tính đến sự đa dạng và cơ cấu pháp luật của từng quốc gia, phản ánh mục đích và tinh thần của tư pháp người dưới 18 tuổi, đề ra những nguyên tắc mong muốn và thông lệ đối với việc quản lý những người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.
Quy tắc Bắc Kinh chỉ ra những mục đích của việc áp dụng pháp luật với người dưới 18 tuổi và đảm bảo rằng bất cứ sự xử lý nào đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải luôn xem xét tới điều kiện hoàn cảnh của người dưới 18 tuổi và mức độ của tội phạm. Trong quy tắc này, bao gồm những quy định cụ thể điều chỉnh nhiều giai đoạn khác nhau của việc áp dụng tư pháp với người dưới 18 tuổi. Các quy định này nhấn mạnh rằng việc đưa các em vào cơ sở quản lý, giáo dục tập trung chỉ được coi là biện pháp cuối cùng, chỉ nên áp dụng trong một thời gian tối thiểu, cần thiết. Liên quan đến thủ tục xét xử quy
tắc này cho rằng, một trẻ em bị quy là phạm tội được hưởng quyền xử lý đúng theo luật định và quyền được hưởng sự đối xử đặc biệt, kể cả sự cần thiết phải “tiến hành tố tụng trong một bầu không khí hiểu biết”, tầm quan trọng về sự có mặt của cha mẹ, tôn trọng những điều riêng tư của các em trong tố tụng cũng như hồ sơ và yêu cầu phải có những người được đào tạo chuyên sâu tham gia tố tụng để giải quyết vụ án.
Đây là những văn kiện tổng hợp, đúc kết một cách rộng rãi kinh nghiệm của các quốc gia trên lĩnh vực Tư pháp người dưới 18 tuổi chúng ta cần trân trọng, vận dụng như là những nghĩa vụ chính trị và kế thừa các giá trị tinh thần tốt đẹp của cộng đồng quốc tế. Cần lưu ý rằng những văn kiện trên đây chỉ đưa ra những hướng dẫn và quy tắc tối thiểu trên lĩnh vực này. Điều đó có nghĩa, mỗi quốc gia có thể vận dụng trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật mang tính sáng tạo, xây dựng và khoan dung hơn theo nguyên tắc lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Các quy tắc và nguyên tắc nêu trên có chứa đựng một điều khoản cho thấy rằng, các quy tắc và nguyên tắc đó được thực hiện dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa hiện có của mỗi quốc gia. Các tiêu chuẩn nêu ra rất linh hoạt, nếu được áp dụng một cách thiện chí theo cách thức phù hợp nhất với với hoàn cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa của từng quốc gia, chúng sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp cải thiện cuộc sống của số lượng ngày càng tăng người dưới 18 tuổi bị đẩy tới chỗ vi phạm pháp luật và chống lại xã hội. Dựa trên những quy định của pháp luật quốc tế về người dưới 18 tuổi, các quốc gia trên thế giới đã đưa ra các quy định về người dưới 18 tuổi nói chung, người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng, các chế tài xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, phong tục, tập quán, pháp luật của mỗi nước. Do vậy, những văn kiện trên chỉ đưa ra những hướng dẫn và quy tắc tối thiểu trên lĩnh vực này. Điều đó có nghĩa, mỗi quốc gia có thể vận dụng trong việc xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật mang tính sáng tạo, xây dung và khoan dung hơn
theo nguyên tắc lợi ích tốt nhất cho trẻ em [20, tr.41-42]. Phải đảm bảo sự an toàn của người dưới 18 tuổi trong bất kể trường hợp nào; việc đối xử với người dưới 18 tuổi phải công bằng, không được đối xử thiên lệch vì những lý do như xuất thân, giới tính, dân tộc, tôn giáo; phải lịch sự, tôn trọng quyền và phẩm giá của người dưới 18 tuổi; người dưới 18 tuổi được đối xử theo những quy định đã nêu trong hệ thống pháp luật của quốc gia;
1.3.2 Tính nhân đạo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định của pháp luật một số nước
Căn cứ vào điều kiện kinh tế – văn hoá – xã hội, phong tục, tập quán, pháp luật của mỗi nước cũng như quy định của pháp luật quốc tế về người dưới 18 tuổi, các quốc gia trên thế giới đã và đang hoàn thiện hệ thống pháp luật của quốc gia mình, trong đó có các quy định về việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội.
Ở Thái Lan, ngày 28/01/1952, Thái Lan đã thành lập Toà án người dưới 18 tuổi trung ương. Mục đích của việc thành lập Toà án này là dành cho trẻ em và những người dưới 18 tuổi bằng công cụ xử lý mang tính chất đặc biệt khi có sự kiện phạm tội của người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, thẩm quyền của Toà án người dưới 18 tuổi còn có thể giải quyết các tranh chấp về lĩnh vực hôn nhân, gia đình mà hệ quả liên quan trực tiếp đến hạnh phúc, quyền và lợi ích của người dưới 18 tuổi. Điều 72 BLHS Thái Lan quy định, một đứa trẻ chưa đến 7 tuổi cũng có thể bị áp dụng hình phạt vì những tội đã được pháp luật hình sự quy định. Điều 74 BLHS Thái Lan quy định nếu người từ đủ 7 đến 14 tuổi phạm tội thì cũng bị xét xử và có thể chịu hình phạt tù nhưng cơ quan Toà án sẽ thay thế bằng việc áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt khác như đưa vào một trường cải tạo hoặc gửi người đó cho một người hay một cơ quan, tổ chức nào mà Toà án thấy có khả năng thích hợp với việc cải tạo, giáo dục. Đối với người từ 14 đến 17 tuổi nếu bị xét xử và bị áp dụng hình phạt thì luật quy định hình phạt đó phải là hình phạt mang tính chất đặc biệt, đặc biệt
ở đây có thể là sự giảm nhẹ đặc biệt hoặc một hình phạt mang tính chất giáo dục hơn là tính trừng trị. Điều 75 BLHS Thái Lan quy định các phiên tòa xét xử người dưới 18 tuổi phải được xử kín và phải có mặt bắt buộc của người bào chữa hoặc cha mẹ, người giám hộ. Khi tuyên án thì Tòa án phải xem xét một các kỹ lưỡng, thận trọng và toàn diện về hoàn cảnh, môi trường sống và nhân thân của người bị kết án để có thể quyết định một hình phạt tương xứng và phù hợp. [20, tr.51].
Quy định về hình phạt trong pháp luật hình sự Thái Lan cũng quy định rõ là cấm áp dụng hình phạt tử hình hoặc tù chung thân đối với người chưa đủ 18 tuổi vào thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên mức phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội lại rất cao và có thể bị phạt đến 50 năm tù. Dù vậy, theo quy định của BLHS Thái Lan năm 2003 thì việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội với mục đích quan trọng nhất tạo cho họ một cơ hội để sửa chữa, thay đổi hành vi và mong muốn sau cùng là giúp họ trở thành những công dân tốt cho xã hội chứ không nhằm vào mục đích xử phạt các em như xử phạt người lớn.
Ở Hà Lan, chế tài áp dụng đối với người dưới 18 tuổi trong luật hình sự ngày càng được hoàn thiện thông qua thực tiễn xét xử của Tòa án. Trên cơ sở những đòi hỏi, yêu cầu của tình hình thực thi pháp luật liên quan đến việc giải quyết các vụ án do người dưới 18 tuổi phạm tội cũng như sự thay đổi của xã hội và pháp luật quốc tế thì cần phải tiếp tục có những nghiên cứu để tìm ra những biện pháp mới, chế tài mới thay thế các chế tài cũ là việc rất quan trọng và cần thiết. Khi người dưới 18 tuổi phạm tội, người có thẩm quyền sẽ cân nhắc và áp dụng các chế tài thay thế và chỉ được phép áp dụng pháp luật hình