Những tồn tại, vướng mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính nhân đạo của các quy định về người dưới 18 tuổi phạm tội trong phần chung bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 94 - 99)

7. Kết cấu của luận văn

3.2 Những tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân cơ bản trong việc áp dụng

3.2.1 Những tồn tại, vướng mắc

Thời gian qua, tình hình giải quyết án hình sự liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực cho công tác đấu tranh, chống tội phạm nói

chung cũng như đảm bảo được lợi ích tối đa cho người dưới 18 tuổi có cơ hội để sữa chữa sai lầm, cải tạo trở thành công dân có ích cho xã hội. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác giải quyết án hình sự đối với người dưới 18 tuổi vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc trong cách hiểu và áp dụng pháp luật hình sự trên thực tiễn dẫn đến chưa kịp thời đảm bảo được tính nhân đạo trong việc áp dụng pháp luật hình sự để xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về QĐHP đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Điều 101 BLHS năm 2015 quy định về mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Xét về kỹ thuật lập pháp, việc khoản 1 và khoản 2 Điều 101 BLHS năm 2015 quy định “nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt chung thân hoặc tử hình...” điều này sẽ dẫn đến 2 cách hiểu và áp dụng khác nhau trong thực tiễn, cụ thể là:

Cách hiểu thứ nhất: “điều luật” được áp dụng ở đây được hiểu là các điều luật được quy định trong BLHS, điều luật nào có quy định hình phạt chung thân hoặc tử hình thì việc QĐHP đối với bị cáo sẽ áp dụng theo quy định của đoạn 1, khoản 1 hoặc đoạn 1 khoản 2 của Điều 101 BLHS mà không phân biệt điều luật đó có một hay nhiều khung hình phạt khác nhau hay không. Cách hiểu thứ hai: “điều luật” được áp dụng ở đây tức là “điều khoản” được áp dụng. Bởi vì, trong một điều luật thường có một hoặc nhiều điều khoản khác nhau và bị cáo bị truy tố, xét xử bao giờ cũng theo một điều khoản nhất định của một điều luật nào đó và bị áp dụng chế tài theo quy định của điều khoản đó.” [22, tr.58]

Ví dụ: bị cáo A phạm tội Mua bán trái phép chất ma túy theo khoản 1 Điều 251 BLHS năm 2015, khi phạm tội bị cáo đủ 15 tuổi. Với độ tuổi như trên khi QĐHP toà án sẽ viện dẫn đoạn 1 khoản 2 Điều 101 BLHS năm 2015 để áp dụng. Bởi vì, tội Mua bán trái phép chất ma túy có quy định mức hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình. Nếu vận dụng đoạn 1 khoản 2 Điều

101 BLHS năm 2015 để áp dụng cho bị cáo thì mức hình phạt cao nhất không quá 12 năm tù, trong khi đó mức cao nhất của khoản 1 Điều 251 năm 2015 là 7 năm tù. Trong trường hợp này, hiểu đúng tinh thần của Điều 101 BLHS năm 2015 là phải áp dụng đoạn 2 khoản 2 Điều 101 BLHS năm 2015. Bởi lẽ, bị cáo phạm tội theo khoản 1 Điều 251 BLHS năm 2015 và khoản này chỉ quy định hình phạt áp dụng cho bị cáo là tù có thời hạn. Trong trường hợp này mức hình phạt mà toà tuyên cho bị cáo không quá 3 năm 6 tháng tù, nghĩa là không quá một phần hai mức hình phạt cao nhất của khoản 1 Điều 251 BLHS năm 2015. Như vậy, việc áp dụng đoạn 2 khoản 2 Điều 101 BLHS năm 2015 thì hình phạt áp dụng cho bị cáo được giảm nhẹ hơn so với dưới 18 tuổi phạm tội.

Cùng với đó là hiện nay quy định về hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi theo quy định tại điều 101 BLHS năm 2015 chỉ dừng lại khống chế ở mức hình phạt tối đa mà chưa xác định mức hình phạt tối thiểu, do đó khi QĐHP sẽ dựa nhiều vào cảm tính của Hội đồng xét xử. Như vậy, có thể xảy ra trường hợp các vụ án có tương đồng về tính chất nhưng ở mỗi nơi lại có quan điểm, đánh giá khác nhau từ đó dẫn đến những quyết định trong bản án về hình phạt sẽ khác nhau. Đây là vấn đề luôn gây ra tranh cãi khi tiến hành xây dựng luật không chỉ riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, do đó để đảm bảo tính công bằng, sự nhân đạo, khoan hồng của pháp luật, tránh sự tùy tiện của những người tiến hành tố tụng, thiết nghĩ cần có những thay đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu chung.

Một vấn đề nữa đó chính là thuật ngữ “quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”. Theo khoa học luật hình sự thì hình phạt chỉ được áp dụng đối với người và pháp nhân thương mại đã phạm một tội danh được quy định trong BLHS, không được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Như vậy có nghĩa là một người được xác định là phạm tội chưa chắc đã bị áp dụng hình phạt, theo tinh thần đó cần phải có những chỉnh sửa về mặt

thuật ngữ để đảm bảo tính khoa học, logic để thống nhất nhận thức cũng như việc vận dụng pháp luật vào thực tiễn công tác xét xử.

Thứ hai, Theo quy định tại Điều 54 BLHS năm 2015, người phạm tội nói

chung có thể được Tòa án quyết định một mức hình phạt nhẹ hơn quy định của điều luật với điều kiện khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể; Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án. Vấn đề đặt ra trong thực tiễn đó là, khi QĐHP nhẹ hơn quy định của điều luật đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, mức hình phạt có giảm nhẹ hơn so với quy định áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội hay không? Vấn đề này đến nay chưa được BLHS đề cập dẫn đến thực tiễn áp dụng quy định này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội có nhiều vướng mắc. Vì chưa có sự phân biệt mức hình phạt giảm nhẹ hơn giữa người dưới 18 tuổi phạm tội với người đã thành niên phạm tội khi QĐHP trong trường hợp nhẹ hơn quy định của điều luật nên theo cách hiểu hiện nay thì căn cứ vận dụng để QĐHP trong trường hợp này là như nhau.

Thứ ba, nên có điều luật riêng (không trong điều luật quy định về nguyên

tắc xử lý) quy định về điều kiện miễn TNHS để áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng, trong đó không nên quy định điều kiện miễn TNHS chặt chẽ

như quy định hiện hành và bổ sung quy định về điều kiện miễn hình phạt để áp dụng biện pháp tư pháp mang tính giáo dục, phòng ngừa đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Các quy định này phải thể hiện đầy đủ nguyên tắc xử lí đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh thông qua việc ưu tiên áp dụng các biện pháp mang tính giáo dục. [41, tr.63].

Thứ tư, qua các lần sửa đổi, ban hành mới BLHS, hiện nay BLHS năm 2015 vẫn quy định bốn loại hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó hình phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tùy từng trường hợp mà có thể áp dụng mức hình phạt cao nhất là 18 năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc 12 năm tù đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị kết án. So với pháp luật quốc tế thì hình phạt theo quy định của BLHS năm 2015 đang cao hơn nhiều. Để đảm bảo yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm cũng như thể hiện tính nhân đạo trong chính sách pháp luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi thiết nghĩ cần phải giảm mức hình phạt thấp nhất đối với người dưới 18 tuổi bị kết án.

Thứ năm, theo khoản 1, Điều 31 Hiến pháp năm 2013 thì “người bị buộc

tội coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và

có bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [34]. Như vậy căn cứ vào quy

phạm này thì chỉ có duy nhất bản án kết tội mới là cơ sở để Tòa án có được thẩm quyền tuyên một ai đó là có hay không có tội và như vậy chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền miễn TNHS cho người phạm tội. [15, tr.340]. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 92, khoản 2 Điều 93, khoản 2 Điều 94 của BLHS năm 2015 lại trao thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội cho cả Cơ quan điều tra và VKS. Như vậy, chiếu theo những phân tích trên thì có thực sự hợp lý hay không cũng cần các cơ quan soạn thảo luật nghiên cứu thay đổi cho phù hợp.

Thứ sáu, hiện nay các quy định liên quan đến người dưới 18 tuổi phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 2015 cơ bản đảm bảo được yêu cầu của tình hình, tuy nhiên khi xem xét đến chi tiết các điều luật thuộc phần chung của BLHS năm 2015 lại phát sinh một số vấn đề vướng mắc liên quan trực tiếp đến TNHS của người dưới 18 tuổi phạm tội như các hình phạt không tước tự do áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chưa thực sự phù hợp với đặc điểm tâm lý, cũng như nhu cầu giáo dục của đối tượng này, như: Hình phạt cảnh cáo, thể hiện sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người phạm tội; Việc áp dụng hình phạt đối NCTN phạm tội còn nặng về hình phạt tước tự do hoặc quy định chung chung dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn không thống nhất đối với tình tiết tăng nặng TNHS: “Xúi giục

người dưới 18 tuổi phạm tội” hoặc Chương XII chưa có một điều luật riêng

về miễn hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, dẫn đến trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội được Tòa án miễn hình phạt thì không được coi là không có án tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính nhân đạo của các quy định về người dưới 18 tuổi phạm tội trong phần chung bộ luật hình sự việt nam năm 2015 (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)