Nam thời kỳ phong kiến
Trong lịch sử từ hàng nghìn năm qua, người Việt Nam đã luôn phải đấu tranh giành quyền được sống trong độc lập tự do, đó là một nhân tố cơ bản của nhân quyền. Cha ông ta luôn luôn có tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau, để cùng nhau xây dựng cuộc sống nhân ái, ấm no, hạnh phúc. Trong hiện thực xã hội Việt Nam, hai phạm trù nhân quyền và nhân ái luôn gắn bó với nhau. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, những giá trị dân chủ, nhân quyền được thừa nhận trên toàn cầu chính là sự kết tinh từ những giá trị văn hoá truyền thống cao đẹp của mọi dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Ở Việt Nam, tư tưởng về quyền con người trước hết thể hiện qua những ý niệm và hành động khoan dung, nhân đạo. Với ý nghĩa là nền tảng của sự tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, lòng khoan dung, nhân đạo là những giá trị văn hoá tốt đẹp chung của toàn nhân loại, tồn tại và phổ biến ở tất cả các dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Trong thời kỳ phong kiến, văn hóa nhân quyền Việt Nam được thể hiện rất phong phú và sinh động trong ba nội dung lớn cơ bản sau:
-Trong kho tàng văn học dân gian như ca dao, tục ngữ, thành ngữ. -Trong các tác phẩm văn học Việt Nam thời kỳ trung đại.
-Trong pháp luật và tục lệ dưới các triều đại phong kiến.
Trước hết thể hiện trong kho tàng thơ ca, tục ngữ dân gian của Việt Nam như: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” rồi “Ở hiền thì lại gặp lành” hoặc là “Thương người như thể thương thân”,
“Lá lành đùm lá rách”, “Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em”. “Nhân nghĩa là chúa muôn đời. Bạc tiền là khách qua chơi bấy giờ” [14, tr.523-525].
Nó thể hiện văn hoá nhân quyền đã được phổ biến trong dân gian, trong đất nước Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước suốt chiều dài lịch sử.
Thể hiện trong các tác phẩm văn hóa của các danh nhân văn hóa trong thời kỳ trung đại như Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi với chủ nghĩa nhân đạo bao trùm “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” [14, tr.533]. Hay trong các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du như Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh,… thể hiện tư tưởng nhân đạo, sự cảm thông với thân phận con người, nhất là Văn tế thập loại chúng sinh, thể hiện sự cảm thông với tất cả các thân phận con người trong xã hội của tác giả từ kẻ mồ côi, cho đến kẻ buôn bán, từ quan văn, quan võ,… đến cả những thân phận tù đầy “Cũng có kẻ mắc oan tù rạc. Gửi mình vào chiếu rách một manh. Nắm xương chôn rấp góc thành. Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi” hay “Kìa những kẻ tiêu nhi tấm bé. Lỗi giờ sinh lìa mẹ, lìa cha, Lấy ai bồng bế vào ra. U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng” [14, tr.541]; và trong các tác phẩm của các danh nhân văn hóa khác như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương,.v..v...
Văn hóa nhân quyền của dân tộc Việt còn thấm đẫm chất nhân văn của tư tưởng Phật giáo. Với tinh thần từ, bi, hỷ, xả, đạo Phật luôn hướng tới mục đích cứu vớt chúng sinh, nó đề cao tình yêu thương con người. Theo triết lý của đạo Phật, tất cả các chúng sinh đều bình đẳng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói “ta là Phật đã thành, chúng sinh là phật sẽ thành” [52]. Trải qua hàng trăm năm phát triển, tư tưởng nhận đạo nhân văn và triết lý vị nhân sinh của đạo Phật đã thấm sâu vào tâm lý, lối sống của con người Việt, tạo thành một tư tưởng khoan dung, độ lượng, yêu thương con người trong văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Bên cạnh đó, ở một góc độ khác, tư tưởng về quyền con người trong lịch sử Việt Nam được thể hiện qua truyền thống dân chủ làng xã. Từ ngàn đời qua, với xuất phát từ đời sống nông nghiệp, người dân Việt Nam đã sinh sống và gắn kết với nhau trong một đơn vị dân cư “làng”. Làng của người Việt là một cộng đồng có sức gắn kết bền vững, dân chủ và có tính tự trị cao. Các làng thường xây dựng Hương ước đề ra những quy tắc để quản lý làng. Và ngay cả hương ước trong làng xã cũng thể hiện những nét văn hóa nhân quyền, có những quy định bênh vực, bảo vệ nhân quyền của nhóm người yếu thế, như khoán ước thôn Thượng, xã Quảng Nạp, Ninh Bình năm 1795 quy định: “Ai khinh mạn, ức hiếp những người cô nhi, quả phụ phạt 1 quan 8 mạch” [14, tr.584]. Nó thể hiện Văn hoá nhân quyền đã được lan toả trong Việt Nam từ đời xưa, từ trung ương là triều đình cho tới địa phương là làng xã.
Văn hóa nhân quyền của dân tộc Việt Nam còn thể hiện truyền thống dân chủ trong nhiều lĩnh vực, tiêu biểu trong việc quản lý cộng đồng, tuyển dụng và sử dụng nhân tài, trong việc thảo luận và quyết định các công việc quốc gia đại sự. Nó thể hiện sự bình đẳng về nhân phẩm và các quyền như tôn chỉ của Luật Nhân quyền quy định. Như dưới thời vua Lê Lợi, về việc tuyển dụng người làm việc cho triều đình đã quy định:
Chỉ cốt được người có tài đức, chứ không câu nệ về sự đã ra làm quan với nhà Minh, hoặc kẻ sĩ thường”, “Ngày 26, vua ban mệnh cho quân nhân các phủ, các lộ và những kẻ sĩ ẩn dật nơi sơn lâm, có ai thông kinh sử, giỏi văn học, ngày 28, thảy đều tới sảnh đường (trình điện), đợi đến ngày đã định sẽ vào thi. Ai trúng tuyển sẽ được bổ dụng [9, tr.100].
Những quy định này thể hiện sự bình đẳng ngay trong pháp luật phong kiến của nước ta, thể hiện sự tự do dân chủ, những cách thức tiến hành bình quyền mà tới ngày nay vẫn còn giá trị.
Truyền thống dân chủ còn thể hiện rõ nét trong triều đại Nhà Trần, với một sự kiện tiêu biểu trong lịch sử về sự dân chủ là “Hội nghị Diên Hồng”. Hội nghị mà triều đình nhà Trần đã tổ chức để lấy ý kiến nhân dân trong cả nước về việc chống quân Nguyên Mông xâm lược. Chính nhờ sự dân chủ, tôn trọng cộng đồng và tập thể mà nước ta đã đánh bại quân Nguyên Mông, một đạo quân mạnh và hung bạo nhất thời bấy giờ. Nó thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc” của triều đại nhà Trần, cũng thể hiện sự dân chủ của nước ta đã có truyền thống từ ngàn năm.
Các quy định, luật pháp, văn kiện pháp lý đều tôn trọng nhân quyền:
Truyền thống về văn hóa nhân quyền được thể hiện một cách đặc biệt rõ nét trong các bộ luật của các triều đại phong kiến. Các bộ luật ngoài việc để bảo vệ quyền lợi của nhà nước phong kiến tập quyền vẫn thể hiện những nét rất nhân quyền. Nó thể hiện được sự dân chủ, bình đẳng bình quyền, sự nhân ái và khoan dung, sự nhân đạo và yêu thương.
Nó quan tâm bảo vệ đến những đối tượng yếu thế trong xã hội, phụ nữ, người già, cô nhi, quả phụ....Hình thư – Bộ luật đầu tiên của nước ta soạn thảo dưới triều vua Lý Thái Tông (1042). Thư tịch cổ ghi lại rằng, nhà vua định các bậc hình phạt, các cách tra hỏi và cho phép người già, hoặc vị thành niên được
lấy tiền mà chuộc tội lỗi. Đó là những quy định rất nhân văn như Điều này phù hợp với Luật nhân quyền quốc tế về bảo vệ người yếu thế trong xã hội.
Đặc biệt, một trong những thành tựu quan trọng về pháp luật và quản lý xã hội mà cha ông ta để lại đó là Bộ Luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật dưới triều vua Lê Thánh Tông. Bộ Luật đã thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tính hợp lý của nhiều quy định và chế định pháp luật. Bộ luật nhà Lê thể hiện rất rõ việc bảo vệ quyền sống của con người. Tình yêu thương, quý trọng con người – giá trị cao quý nhất định là điều nổi bật của Bộ luật, thể hiện một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Đây cũng là giá trị tiến bộ của nho giáo mà Khổng Tử là trụ cột với học thuyết Nhân – yêu thương con người (nhân giả nhân ái) [27, tr.193 - 202]. Điều 17 Chương Danh Lệ - Bộ Luật Hồng Đức quy định nhân văn đối với người già và trẻ nhỏ như: “Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng những người bị phế tật, phạm tội lưu trở xuống đều cho chuộc bằng tiền,..” [14, tr.550]. Nét nhân văn thể hiện rõ trong sự quan tâm của nhà nước đối với người nghèo khó, tật nguyền, cô nhi. Theo quy định của Điều 12 Chương Hộ hôn – Bộ Luật Hồng Đức:
Những người goá vợ, goá chồng, mồ côi và người tàn tật nặng, nghèo khổ không có người thân thích để nương tựa, không thể tự mình mưu sống được mà quan sở tại bỏ rơi họ thì bị xử đánh 50 roi, biếm một tư. Nếu họ được cấp cơm áo, mà quan lại ăn bớt đi thì phải khép vào tội như người giữ kho ăn trộm của công [14, Điều 12, tr.547]. Đặc biệt là ở thời đại phong kiến mà luật pháp nước ta đã có những quy định rất nhân văn về khung hình phạt tử hình rất phù hợp với tinh thần nhân đạo của nhân quyền quốc tế. Như Bộ Luật Hồng Đức không quy định hình phạt tử hình với hai đối tượng:
Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống dầu có tội chết cũng không hành hình [14, Điều 16, tr.546-547] hay trong Hoàng Việt Luật Lệ dưới thời vua Gia Long quy định: Nếu phụ nữ mang thai phạm tội phải bị tra khảo thì y sự bảo quản nói trên chờ sau khi sinh nở một trăm ngày mới tra xét… Nếu phụ nữ mang thai phạm tử tội thì cho phép mụ bà vào nơi cấm chăm sóc, cũng cho phép sau khi sinh trở 100 ngày mới hành hình… [14, Điều 12, tr.576].
Chính hệ thống văn bản, luật pháp, pháp lý nêu trên đã chứng minh rất rõ nét về văn hóa nhân quyền của Việt Nam từ hàng ngàn đời xưa đến nay.
Địa vị pháp lý và quyền lợi của phụ nữ luôn được tôn trọng:
Sự nhân quyền về bình đẳng cũng được quy định trong tương quan nam và nữ, vợ bình quyền với chồng về quyền dân sự và tài sản, trách nhiệm dân sự... điều này được thể hiện trong các quy định của Bộ Luật Hồng Đức . Điều 3, chương Điền sản: “Vợ chồng đã có con, nếu một người chết trước, sau đó con cũng lại chết thì điền sản thuộc về chồng hay vợ. Nếu người trưởng họ chia không đúng phép thì xử phạt 50 roi, biếm một tư và mất phần chia” [14, tr.555]. Bộ Luật Hồng Đức còn thể hiện nét văn hóa nhân quyền qua các quy định về chăm lo, bảo vệ quyền của người phụ nữ:
Con gái và những trẻ nhỏ mồ côi tự bán mình mà không có ai bảo lĩnh thì người mua cùng người viết văn khế, người làm chứng thảy đều xử tội xây trượng như luật (đàn bà đánh 50 roi, đàn ông đánh 80 trượng), đòi lại tiền trả cho người mua mà huỷ bỏ văn khế… [14, Điều 30, tr.553].
Thể hiện sự bênh vực phụ nữ: “Những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lương dân thì xử tội phạt, biếm hay đồ” [14, Điều 55, tr.553]. Điều này khẳng định văn hóa nhân quyền đã đi vào pháp lý, vào cuộc sống người dân ta từ ngàn xưa.
Văn hóa nhân quyền còn thể hiện ở việc ngay cả trong triều đại phong kiến, phụ nữ cũng có quyền làm nữ quan, như dưới triều đại Tây Sơn, dưới sự trị vì anh minh của người anh hùng áo vải là đức Hoàng Đế Quang Trung, nữ tướng Bùi Thị Xuân đã giữ chức Đô đốc cùng với đội nữ binh tinh nhuệ của mình lập nhiều chiến công hiển hách cho đất nước. Hoặc Hai Bà Trưng đã từng lên ngôi vua, trị vì đất nước, dưới thời các vị nữ vương ấy, có nhiều vị nữ quan, cả văn lẫn võ. Thậm chí đã có nhiều nữ tướng cũng đã thống lĩnh quân đội đánh tan quân xâm lược, ghi lên những trang sử vàng chói lọi. Nó thể hiện sự bình đẳng bình quyền giữa nam và nữ giới ở nhiều phương diện của Việt Nam. Mà ngay cả ở hiện tại, nhiều quốc gia trên thế giới còn chưa đạt được điều này.
Chính sách nhân đạo với những kẻ lầm lỗi, với kẻ thù xâm lược:
Tư tưởng nhân đạo, nhân quyền được thể hiện rõ nét nhất trong các triều đại các vị vua ở Việt Nam ta. Ngay ở trong thời kỳ phong kiến, ở một số triều đại nhất định, quyền con người cũng được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Như dưới triều đại nhà Lý, văn hoá nhân quyền còn thể hiện rõ nét nhất qua hành động của vua Lý Thánh Tông đối với tù nhân:
Mùa đông, tháng 10, đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: trẫm ở trong cung sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu và cấp cơm ăn ngày hai bữa [46]. Việc làm của vị vua đã thể hiện quyền sống, quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do - tù nhân – của các đạo luật về nhân quyền tiến bộ như thời nay. Ngoài ra ở thời Lý, để cho dân tâu bày: Đời vua Lý Thái Tông, năm Nhâm Thìn, niên hiệu Sùng Hưng
Đại Bảo 4 (1052) “Tháng 3, đúc chuông lớn để ở Long Trì cho dân ai có oan ức gì không bày tỏ được thì đánh chuông ấy để tâu lên” [44]. Điều này thể hiện rõ nét văn hóa nhân quyền qua việc người dân không bị phân biệt đối xử, thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật; thể hiện về sự xét xử công bằng.
Tiếp theo, như chúng ta đã biết Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta luôn đoàn kết kiên cường chống chọi với thiên tai và các thế lực ngoại xâm.
Chính lịch sử lâu đời và điều kiện sống khắc nhiệt đã hun đúc nên những giá trị văn hoá, tinh thần tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, đó là sự cần cù, nhẫn nại và kiên trì trong lao động; tinh thần đoàn kết chịu đựng, hi sinh vì cộng đồng; ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm; tinh thần nhân ái, độ lượng, vị tha trong đối xử với những người lầm lỗi và đối với cả những kẻ xâm lược [14, tr.522]. Điều này thể hiện rõ trong các chính sách ngoại giao, đối xử với tù binh chiến tranh của Việt Nam ta. Ngay từ xa xưa ở các triều đại phong kiến, như ở triều Trần sau khi chiến thắng quân Nguyên - Mông, nhà Trần cũng đã tha cho nhiều tù binh, hàng tướng về nước, bảo toàn mạng sống cho họ, thời nhà Lê, thông qua hội thề Đông Quan, nghĩa quân Lam Sơn đã tha bổng và tạo điều kiện như cấp thuyền, cấp ngựa cho quân Minh trở về nước an toàn. Đúng như với chủ trương nhân văn, nhân đạo của dân tộc ta là lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo. Thời Tây Sơn, sau khi đánh thắng quân Thanh, Quang Trung đã cho phép trao trả tù binh, thông thương giữa hai nước, cho Hoa kiều lập đền thờ các binh sĩ đã tử trận như đền thờ Sầm Nghi Đống.
2.1.3. Những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa nhân quyền ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc Nam thời kỳ Pháp thuộc
của dân tộc ta. Nhân dân ta chịu cảnh “một cổ hai tròng”, vừa bị áp bức bởi