Những thành tựu chủ yếu đã đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa nhân quyền nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở việt nam hiện nay luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 64 - 85)

2.2. Văn hóa nhân quyề nở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng

2.2.1. Những thành tựu chủ yếu đã đạt được

ta là tôn trọng và bảo vệ quyền con người. “Quan tâm hơn nữa việc chăm lo hạnh phúc và phát triển tự do, toàn diện của con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết” [1, tr.239]. Quá trình phấn đấu đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng trong việc xây dựng nền văn hóa nhân quyền:

2.2.1.1. Nâng cao tri thức, năng lực hiểu biết cho người dân về văn hóa nhân quyền

Trong những năm qua, nhờ công cuộc đổi mới, nhà nước ta đã chú trọng thực thi bảo đảm thực hiện quyền con người và tiến hành xây dựng nền văn hóa nhân quyền Việt Nam phù hợp với xu thế của thời đại. Trước tiên về mặt nâng cao năng lực hiểu biết và tri thức cho nhân dân.

Thứ nhất, mọi người được nâng cao tri thức, hiểu biết do họ được bảo đảm thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và thông tin. Theo tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền:

Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào và không có giới hạn về biên giới [23, Điều 19]. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 cũng quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định [23, Điều 25].

Với các chính sách pháp luật, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, không một cá nhân nào bị cản trở, hạn chế về báo chí cả. Đồng thời các phương tiện thông tin đại chúng được phát triển nhanh chóng và đa dạng. Tính đến tháng 6/2013,

cả nước có 815 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương; 75 báo và tạp chí điện tử; 1.110 trang thông tin điện tử và 382 mạng xã hội trực tuyến. Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam đã không ngừng nâng cao công suất, tăng thời lượng phát sóng, mở rộng diện phủ sóng rộng khắp trong cả nước, tới các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa để góp phần cho dân trí người dân được nâng cao. Nhiều chương trình truyền hình của nước ngoài được chiếu rộng rãi ở Việt Nam như CNN, BBC, TV5, DW, RAI, HBO… Việt Nam cũng vừa thành công trong việc đưa vệ tinh Vinasat 2 lên quỹ đạo để phục vụ cho việc tiếp nhận và truyền tải các thông tin, các tri thức của nhân loại được phong phú và rộng rãi hơn, góp phần nâng cao dân trí cho nhân dân trong cả nước.

Bên cạnh việc tiếp cận thông tin qua thông qua phát thanh và truyền hình, nhà nước còn chú trọng đến việc tiếp cận thông tin cho người dân thông qua sách báo, ấn phẩm. Luật xuất bản, Luật Báo chí đã thể hiện đầy đủ chính sách của Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân nhằm tăng cường bảo đảm quyền con người, quyền văn hóa của người dân. Luật Báo chí qui định: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động" [49, Điều 2]. Báo chí ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng, là diễn đàn của các tổ chức xã hội, của nhân dân, là công cụ quan trọng để bảo vệ lợi ích xã hội, quyền tự do của nhân dân, công cụ để phổ biến cách chính sách, pháp lý, đường lối của Đảng, nhà nước đến với người dân. Đồng thời báo chí cũng góp phần đưa các thông tin về các vụ việc sai phạm, góp phần vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, các tệ nạn xã hội, xây dựng bộ máy công quyền trong sạch, vững mạnh. Mọi người dân đều có thể đóng góp ý kiến trên tất cả các lĩnh vực về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã

hội, văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng. Báo chí, phát thanh và truyền hình ngày càng phát triển thể hiện nhà nước luôn tôn trọng và thực thi quyền con người, các chính sách của nhà nước luôn là công cụ hiệu quả để tăng cường tri thức và hiểu biết của công dân và làm nền móng xây dựng nền

văn hóa nhân quyền.

Đồng thời với các phương tiện trên, ngươi dân Việt Nam được tạo điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại như Internet. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận thông tin trên mạng internet. Hiện nay, nước ta đã có mạng lưới cung cấp dịch vụ internet ở 64/64 tỉnh, thành phố. Đến tháng 10/2013, cả nước có khoảng 19,6 triệu thuê bao Internet 3G. Về địa chỉ Internet và số hiệu mạng, tài nguyên địa chỉ IPv4 của Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc. Tổng số IPv4 Việt Nam sở hữu tính đến hết tháng 10/2013 là 15.576.832 địa chỉ đưa Việt Nam là quốc gia có số lượng địa chỉ Ipv4 ở mức cao, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, thứ 8 tại Châu Á và thứ 25 trên thế giới. Chính nhờ có công cụ internet, công nghệ truyền thông và thông tin đã tạo ra những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội trong nước. Người dân có thể tiếp cận với các thông tin hữu ích các tri thức khoa học, về tư tưởng triết học, tôn giáo, văn hóa,… ở khắp các nơi trên toàn cầu. Trong xã hội, các thông tin từ tất cả các lĩnh vực, đều được truyền tải, đăng tải trên mạng điện tử. Và ngay ở mức cao nhất, xuất hiện loại hình giao dịch qua mạng giữa các cơ quan công quyền với nhân dân gọi là chính phủ điện tử; các Sở, ban, ngành, các tỉnh đều có cổng thông tin điện tử để đăng tải các thông tin hữu ích,.. về bộ máy, về địa phương, đơn vị của mình. Có thể nói, hiện tài nguyên Internet ngày càng góp phần phục vụ hiệu quả và hữu ích cho người dân trong việc thụ hưởng các quyền về văn hóa, nhân quyền của mình, cũng như tăng cường sự hiểu biết, tri thức về mọi mặt để tiến đến xây dựng nền văn hóa nhân quyền vững mạnh.

đảm thực hiện về quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa cộng đồng, thưởng thức văn hóa nghệ thuật và được chia sẻ những tiến bộ khoa học công nghệ. Theo Điều 27 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền “Mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như những lợi ích xuất phát từ những tiến bộ khoa học” [14, tr.54]. Điều 15 của Công ước ICESCR cũng quy định về quyền tham gia vào đời sống văn hóa của mọi người dân ở các quốc gia tham gia công ước.

Ở Việt Nam chúng ta, Quyền này đã được ghi nhận trong Hiến pháp: “Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó. Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” [23, Điều 40, 41]. Các Luật Di sản Văn hóa, Luật Điện ảnh, Luật vê Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ đều có quy định để người dân thực hiện quyền văn hóa của mình.

Văn hóa truyền thống của các dân tộc, đặc biệt của các dân tộc thiểu số được chú trọng giữ gìn và phát triển. Ca trù và Hát xoan của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Và gần đây nhất là vào ngày 05/12/2013, Đờn ca tài tử Nam Bộ của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số được quan tâm bảo tồn và ngày càng được sử dụng phổ biến. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 30 dân tộc thiểu số có chữ viết. Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã xây dựng 8 bộ giáo

trình cho 8 thứ tiếng dân tộc thiểu số gồm: Ba Na, Ê Đê, Chăm, Hoa, Khơ me, Thái, H‟ Mông và Giarai để đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường tiểu học, phổ thông dân tộc ở 25 tỉnh có tỉ lệ người dân tộc thiểu số cao. Các chính sách này nhằm nâng cao năng lực cho người đồng bào dân tộc thiểu số, các bản sắc văn hóa dân tộc, tri thức, khoa học của các dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy.

Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012 – 2015. Với mục tiêu là phát huy kết quả đạt được trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, thể thao cơ sở nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng miền núi, hải đảo xa xôi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Xóa các điểm trắng về văn hóa, xây dựng những điểm sáng về văn hóa trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống tinh thần.

Chương trình quốc gia về văn hóa, nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã được quan tâm triển khai rất tốt, ví dụ: ngày hội văn hóa, các lễ hội văn hóa của các dân tộc khác nhau, như ngày hội văn hóa thể thao du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc tại tỉnh Tuyên Quang, Hội diễn văn nghệ quần chúng tại tỉnh Kiên Giang…. Các loại hình nghệ thuật này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các loại hình văn hóa của đất nước.

Thứ ba, mọi công dân được nâng cao tri thức, hiểu biết do họ được bảo đảm thực hiện về quyền được giáo dục. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách có hiệu quả trong thực tiễn và nhiều cải cách trong giáo dục. Quyền giáo dục của người dân đã được bảo đảm thực hiện, tạo thuận lợi cho việc học tập, tiếp thu tri thức.

Theo Điều 39 của Hiến pháp 2013 Việt Nam quy định rõ: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Điều 37 Hiến pháp 2013 cũng nêu rõ:

Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục;…. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc [23, Điều 37].

Các Luật giáo dục, Luật phổ cập giáo dục tiểu học cũng quy định giáo dục tiểu học ở Việt Nam là phổ cập, bắt buộc và miễn phí. Theo Điều 10 Luật giáo dục năm 2005, mọi công dân không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước ta luôn hướng tới thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành; giúp đỡ người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng, ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, các đối tượng như người tàn tật, khuyết tật,… cũng được hưởng các chính sách để thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Mọi người dân, mọi công dân đều bình đẳng trong việc tiếp cận với giáo dục, với các nguồn lực, cơ hội học tập, các tri thức khoa học nhằm phát triển con người xã hội tri thức trên nền tảng của học vấn. Bên cạnh các việc ban hành các văn bản pháp luật, nhà nước còn xây dựng và phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 và kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003 – 2015. Ngân sách chi cho giáo dục tăng hàng năm. Các trường học các cấp, các mô hình đào tạo được mở rộng trên khắp đất nước, cả miền núi và hải đảo.

Nhà nước rất chú trọng đến việc giáo dục, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số, để từng bước nhằm xóa bỏ khoảng cách giữa các vùng miền, tạo điều kiện hưởng thụ văn hóa ở mức cao nhất cho đồng bào dân tộc thiểu số, để nhằm hướng đến xây dựng một nền văn hóa nhân quyền.

Theo chỉ tiêu về thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc đến năm 2015. Việt Nam đã có được những tiến bộ đáng kể trong việc đạt được phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2009, tỷ lệ nhập học tính ở cấp tiểu học là 95,5%, tỷ lệ hoàn thành tiểu học là 88,2% và tỷ lệ người dân từ 15-24 tuổi biết đọc biết viết là 97,1%. Tỷ lệ nhập học tính ở cấp tiểu học của trẻ em trai và trẻ em gái chỉ chênh nhau có 1% [40].

Các chính sách và các chỉ tiêu trên đã cho thấy nhà nước Việt Nam luôn chú trọng và tạo điều kiện phát triển quyền giáo dục, luôn tạo cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân dân, nhằm mục tiêu làm cho người dân hưởng thụ tốt nhất mọi tri thức, mọi giá trị văn hóa, nhân quyền, để hướng tới xây dựng một nền văn hóa nhân quyền bền vững.

2.2.1.2. Các thành tựu Xây dựng Hệ thống pháp luật

Đến nay, Việt Nam đã tham gia nhiều công ước chính về quyền con người, bao gồm: Công ước của Liên hợp quốc về loại trừ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc 1965; Công ước của Liên hợp quốc về các quyền dân sự và chính trị 1966; Công ước của Liên hợp quốc về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966; Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979; Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989; Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật năm 2006. Ngoài ra Việt Nam còn:

Cam kết xem xét và rút lui bảo lưu Điều 5 Nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em của Công ước quyền trẻ em, nghiên cứu gia nhập thêm một số công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, Công ước chống tra tấn; phê chuẩn Công ước về quyền của người khuyết tật; Công ước

chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư bổ sung về trấn áp, trừng trị tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em [8, tr.432].

Không những thế Việt Nam còn tiếp tục hợp tác với các quốc gia trên thế giới, với Liên hợp quốc và các cơ quan của tổ chức này để đảm bảo ngày càng tốt hơn việc hưởng thụ các quyền và tự do cơ bản của con người trên lãnh thổ Việt Nam và trên toàn thế giới.

Từ hiến pháp cho đến hệ thống pháp luật của Việt Nam đã thể chế hóa một cách cơ bản những quy định và tiêu chuẩn luật pháp quốc tế về quyền con người và ngày càng được xây dựng, hoàn thiện theo hướng ưu tiên bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, tôn trọng và bảo đảm các quyền và tự do, dân chủ của người dân. Chúng ta đã ký kết và gia nhập,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa nhân quyền nhận thức cơ bản và các giải pháp xây dựng văn hóa nhân quyền ở việt nam hiện nay luận văn ths pháp luật và quyền con người (Trang 64 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)