3.2. Các giải pháp xây dựng nền văn hóa nhân quyền tại Việt Nam
3.2.6. Phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, và giảm
nghèo bền vững
* Xây dựng nền văn hóa nhân quyền trên cơ sở đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế hài hòa, tạo nền tảng cho phát triển bền vững
Văn hóa trong hợp tác phát triển phải xây dựng dựa trên một nền tảng giá trị thể hiện những gì được coi là những giá trị văn hóa và xã hội tích cực, và sự thay đổi tích cực. Tri thức và sự chấp nhận nền tảng giá trị này là điều kiện tiên quyết cho sự hợp tác văn hóa trong công tác thực tế. Nền tảng giá trị này được áp dụng cho tất cả các dân tộc trong nước cũng như với cả các đối tác nước ngoài của Việt Nam. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động góp phần duy trì các nguyên tắc và giá trị của Liên hiệp quốc và điều này được phản ánh trong sự phát triển của Công ước nhân quyền quốc tế. Vì thế, hiện nay, phúc lợi xã hội, nhân quyền, cơ hội bình đẳng và mối quan tâm tới môi trường là những giá trị trung tâm trong chính sách phát triển và hợp tác phát triển của Việt Nam.
Cần chú trọng đảm bảo hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống cho người dân. Cần phát triển mở rộng hệ thống an sinh xã hội ngày càng hiệu quả, trong đó chú trọng tăng cường mạng lưới về các lĩnh vực quan trọng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chăm sóc y tế, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động,… Khuyến khích, tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia các loại hình, các chương trình về an sinh xã hội. Đặc biệt mở rộng các chương trình, hệ thống an sinh xã hội đối với các đối tượng khó khăn, đối tượng thuộc nhóm yếu thế như người cao tuổi, người khuyết tật, dân tộc thiểu số,… Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội tiên tiến, sửa đổi bổ sung luật bảo hiểm y tế nhằm mở rộng đối tượng tham gia khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế, xây dựng các chính sách nhằm ổn định quỹ bảo hiểm xã hội an toàn và phát triển.
Trong lĩnh vực y tế, cần đặc biệt coi trọng việc phát triển hệ thống cơ sở khám chữa bệnh cho người dân. Cần khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện, nhất là đối với tuyến tỉnh và trung ương. Nâng cao hệ thống máy móc, trang thiết bị cho các bệnh viện, cơ sở y tế; nâng cao chất lượng và hiệu quả cho dịch vụ y tế trong đó chú trọng tới các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em,..nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đặc biệt là nâng cao y đức cho đội ngũ y bác sĩ trong toàn quốc. Nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe y tế công. Cần chú ý tới việc cải thiện môi trường, vệ sinh công nghiệp, hạn chế các dịch bệnh, tạo điều kiện cho mọi người dân tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội cần thiết khác. Cần chú ý đến khả năng có thể tiếp cận của mọi người với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và dịch vụ y tế. Nhà nước cần đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng về vấn đề lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm, nước sạch, điều kiện vệ sinh cơ bản, cơ sở hạ tầng. Xây dựng hệ thống bảo hiểm tư nhân và nhà nước để có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi đối tượng, người dân trong xã hội; đặc biệt tuyên truyền, thúc đẩy hoạt động bảo vệ sức khỏe sinh sản, bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em.
Trong lĩnh vực về lao động, cần có các chính sách về lao động, việc làm, tuyên truyền về kiến thức pháp luật cho người lao động, bảo đảm môi trường, vệ sinh, an toàn lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động,; thực hiện các chính sách về phát triển giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề nhằm giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Cùng với chính sách tạo việc làm, giảm thất nghiệp, cần tăng cường nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người dân. Tạo điều kiện để cho các vùng nông thôn phát triển, hạn chế khoảng cách phát triển giữa thành thị với nông thôn. Bên cạnh đấy cần có các chính sách, thể chế quản lý để hạn chế các tác hại, đấu trành phòng ngừa
hiệu quả các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, HIV,… cần có các biện pháp quyết liệt đảm bảo thực hiện phát triển xã hội lành mạnh, văn minh.
Văn hóa và phát triển đều phải xây dựng trên nền tảng và nguyên tắc là sự phát triển bền vững. Nếu như kinh tế chỉ chú trọng vào việc thúc đẩy các mục tiêu về phát triển mà không chú trọng đến nhân quyền thì có thể dẫn đến sự phát triển không bền vững, đằng sau các con số chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận có thể là là sự ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính. Văn hóa với các giá trị văn hóa mới nếu không được xây dựng trên các quyền con người thì đôi khi các giá trị văn hóa này không phải là nhân bản, nhân văn.
* Xóa đói giảm nghèo bền vững
Việc thực thi quyền văn hóa, xã hội, cũng như quyền con người đòi hỏi các điều kiện đảm bảo về kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong đó điều kiện kinh tế là điều kiện rất quan trọng. Và để có nền kinh tế phát triển, đưa các thành tựu kinh tế đến với mọi người dân chúng ta phải tiến hành xóa đói nghèo. Ngay tại mục tiêu thứ nhất của Thiên niên kỷ đã nêu: Xoá bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói. Theo nhiều cách, Mục tiêu này là Mục tiêu Tuyên ngôn Thiên niên kỷ chính yếu. Tất cả các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể khác theo cách này hay cách khác góp phần vào việc giải quyết thách thức toàn cầu về xoá bỏ đói nghèo cùng cực. Cũng như vậy, việc thực thi quyền văn hóa, xã hội cần được gắn với các vấn đề của cuộc sống và hướng chủ yếu tới các đối tượng còn chưa được hưởng đầy đủ các quyền văn hóa, xã hội, đó là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Trong Tuyên bố Nhân Quyền Thế giới năm 1948, Công ước Quốc tế về các Quyền kinh tế, Xã hội và Văn hoá (ICESCR) năm 1966. Điều 11 của ICESCR đặt ra cơ sở pháp lý coi việc được giải thoát khỏi sự đói khổ là một quyền con người đối với tất cả mọi người. Nếu nghèo đói được xoá bỏ, một loạt các vấn đề về các quyền cần được giải quyết. Như vậy ở đây liên quan để
cả hai khía cạnh và là văn hóa và nhân quyền. Trước tiên, xóa bỏ đói nghèo tức là phát triển nhân quyền. Tiếp theo là vấn đề văn hóa. Phải biết rằng khi còn đói nghèo, mức sống thấp con người không có nhu cầu cao về văn hóa, hay nói cách khác là không dám có đòi hỏi về văn hóa. Chỉ khi đời sống được đảm bảo, con người mới hướng tới nhu cầu văn hóa. Điều này có nghĩa vấn đề nghèo khổ và đói đã ảnh hưởng trực tiếp tới quyền con người và văn hóa. Vậy trước tiên các chủ trương, chính sách của nhà nước cần phải hướng đến vấn đề nghèo khổ. Như vậy khi tiến hành thực hiện việc xóa đói, giảm nghèo, chính là chúng ta đã thúc đẩy các quyền về con người về văn hóa nhằm xây dựng nên một nền văn hóa nhân quyền.
Việc bảo đảm thực hiện quyền con người trong nhà nước pháp quyền XHCN tự bản thân đã đòi hỏi nghèo đói phải được giải quyết về căn bản. Điều đó cho thấy, bảo đảm quyền kinh tế cho mọi người, quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế, đòi hỏi chiến lược xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội và giảm sự phân cách giàu nghèo là rất quan trọng. Để thực hiện được điều này, vấn đề quan trọng hiện nay là Nhà nước với vai trò điều tiết vĩ mô, quản lý nền kinh tế, dùng công cụ, sức mạnh thông qua chính sách thuế, thực hiện việc điều tiết, phân phối lợi ích và bảo đảm phúc lợi xã hội, trong đó chú trọng đến các đối tượng hưởng chính sách xã hội, đến vùng sâu, vùng xa; đồng thời, có chiến lược phát triển kinh tế vùng miền, bảo đảm vùng sâu, vùng xa dần tiến kịp với các thành phố, đô thị.
Thúc đẩy phát triển văn hóa như là một thành tố quan trọng của chiến lược giảm nghèo. Chúng ta phải nhận thức về bối cảnh văn hóa là rất cần thiết trong việc quy hoạch và thực hiện phát triển. Mục đích quan trọng nhất của chiến lược phát triển của đất nước là góp phần giảm nghèo thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì người nghèo một cách rộng rãi với sự tham gia bình đẳng của cả nam và nữ. Để đạt được kết quả này, văn hóa phải được hợp
nhất thành một nguồn lực có ích chứ không phải là chướng ngại vật cho quá trình phát triển.