Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò giám sát của quốc hội trong ký kết và thực hiện điều ước quốc tế ở việt nam (Trang 99)

3.3. Các giải pháp hoàn thiện các quy định về hoạt động giám sát của

3.3.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế nói riêng

- Cần rà soát lại toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng giám sát của Quốc hội nhƣ Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, Luật điều ƣớc quốc tế năm 2016, Nội quy kỳ họp, Quy chế hoạt động của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội… để đánh giá tính thống nhất, đồng bộ, từ đó đƣa ra kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật.

- Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa quy định của Luật điều ƣớc quốc tế năm 2016 về trình tự, thủ tục giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế. Luật điều ƣớc quốc tế năm 2016 tiếp tục khẳng định Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình giám sát việc ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế. Nhƣng trình tự, thủ tục giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế thì Luật không quy định cụ thể mà dẫn chiếu sang Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 điều chỉnh. Tuy nhiên, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 cũng chƣa quy định rõ ràng về vấn đề này. Do đó, cần sớm ban hành văn bản dƣới luật để cụ thể hóa và hƣớng dẫn thi hành một số quy định của Luật điều ƣớc quốc tế năm 2016 về trình tự, thủ tục giám sát hoạt động ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế.

- Ngoài ra, cần xác định rõ vai trò giám sát của Quốc hội trong các giai đoạn cụ thể của tiến trình đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện điều ƣớc quốc tế. Cụ thể hóa hơn vai trò của Ủy ban đối ngoại trong giám sát việc ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế trong quan hệ phối hợp với Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội.

- Để thực hiện hiệu quả chức năng giám sát của Quốc hội, cần sửa đổi, bổ sung Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 theo hƣớng:

Về thẩm quyền giám sát: cần quy định rõ thẩm quyền giám sát và các đối

tƣợng giám sát để hạn chế sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa Quốc hội với các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội. Đồng thời làm rõ hệ quả pháp lý của hoạt động giám sát

Về hình thức giám sát: cần bổ sung quy định về các hình thức giám sát nhƣ

tổ chức hoạt động giải trình; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến điều ƣớc quốc tế.

Về hoạt động chất vấn: Để minh bạch hóa hoạt động chất vấn nói chung và

bố tất cả các câu hỏi và trả lời chất vấn trên báo chí hoặc tập san để cung cấp thông tin cho cử tri. Điều này giúp cho đại biểu Quốc hội tránh hỏi trùng và các thành viên Chính phủ cũng hạn chế việc trả lời những câu hỏi giống nhau trên nghị trƣờng. Đây cũng là cơ sở để thực hiện giám sát việc thực hiện lời hứa trong các câu trả lời chất vấn.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ đại biểu Quốc hội chất lượng tham gia vào các đoàn đoàn đàm phán, xây dựng điều ước quốc tế.

Điều 21 Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định thì Đại biểu Quốc hội là ngƣời đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nƣớc; là ngƣời thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nƣớc trong Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội là ngƣời đƣợc cử tri bầu ra, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nƣớc ở Quốc hội. Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội đƣợc quy định tại Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Quy chế hoạt động của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Nội quy kỳ họp của Quốc hội, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội…

Đại biểu dân cử là cầu nối quan trọng giữa chính quyền nhà nƣớc với nhân dân, giữ mối quan hệ mật thiết giữa nhà nƣớc với nhân dân và ngƣợc lại.

Vị trí của đại biểu Quốc hội xuất phát từ quy định của Hiến pháp về Quốc hội, theo đó, ở nƣớc ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất. Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trƣớc cử tri, đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Trong khi làm nhiệm vụ, đại biểu Quốc hội phải xuất phát từ nguyện vọng của cử tri địa phƣơng nơi mình ứng cử, quan tâm thích đáng đến lợi ích của địa phƣơng nơi mình là đại biểu; đồng thời quan tâm đến lợi ích chung của cả nƣớc. Vị trí của đại biểu Quốc hội đƣợc xác định trong mối liên hệ giữa Nhà nƣớc với nhân dân. Đại biểu là ngƣời đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình, mà còn đại diện cho nhân dân cả nƣớc.

Đối với Nhà nƣớc, đại biểu Quốc hội là ngƣời thay mặt nhân dân xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc. Đại biểu là cầu nối giữa Nhà nƣớc với nhân dân, biến ý chí nguyện vọng của nhân dân thành các quy định của Hiến pháp, luật và giám sát việc thực hiện các quy định đó. Cũng chính đại biểu Quốc hội là ngƣời phổ biến, động viên nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật, nghị quyết của Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Vai trò đó đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

- Đại biểu Quốc hội là ngƣời đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Để thực hiện đƣợc trách nhiệm của mình, đại biểu Quốc hội phải thể hiện vai trò là ngƣời đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phƣơng. Điều đó có nghĩa là đại biểu Quốc hội cần:

+ Đi sâu, đi sát cử tri, liên hệ chặt chẽ với cử tri, lắng nghe ý kiến của cử tri; + Thu thập, phản ánh đầy đủ ý kiến, nguyện vọng của cử tri với các cơ quan nhà nƣớc;

+ Đề nghị với các cơ quan nhà nƣớc hữu quan nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của cử tri;

+ Biến ý chí, nguyện vọng của nhân dân thành các quy định của Nhà nƣớc mang tính chất bắt buộc chung

- Đại biểu Quốc hội gƣơng mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc Đại biểu Quốc hội phải quán triệt và thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong công tác của mình tại cơ quan nơi đại biểu công tác, tại nơi ở và gia đình. Ngoài việc tự mình chấp hành tốt các quy định của pháp luật, đại biểu còn có trách nhiệm bảo đảm để vợ con, ngƣời thân trong gia đình mình cũng gƣơng mẫu chấp hành pháp luật.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý nhà nƣớc. Việc tuyên truyền, vận động bao gồm: phổ biến những quy định mới của pháp luật; giải thích những ý kiến thắc mắc, băn khoăn của nhân dân, làm cho nhân dân tin tƣởng vào đƣờng lối, chính sách pháp luật và

tích cực thực hiện các quy định của pháp luật. Mặt khác, qua hoạt động này, đại biểu cũng nắm đƣợc những vƣớng mắc trong việc đƣa pháp luật vào cuộc sống, kịp thời phản ánh với các cơ quan có trách nhiệm để có biện pháp giải quyết.

Do đó, đại biểu Quốc hội phải là những ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ, gƣơng mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác, có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. Bên cạnh những đại biểu Quốc hội đại diện cho các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, các dân tộc, tôn giáo khác nhau thì cũng có một tỷ lệ nhất định những đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học trong các lĩnh vực nhất định.

Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội năm 2014 thì số lƣợng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là ba mƣơi lăm phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội. Hiện nay, năng lực giám sát của đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm và chuyên trách chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu của hoạt động giám sát của Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội không đủ thời gian, vật chất, thiếu thông tin và kỹ năng giám sát còn thiếu hiệu quả. Hơn nữa, trình độ, năng lực của đại biểu Quốc hội chƣa thực sự đồng đều và toàn diện. Nhiều đại biểu Quốc hội hoạt động còn mang tính cục bộ địa phƣơng. Vì lợi ích của địa phƣơng mà né tránh việc chất vấn, tranh luận với các thành viên Chính phủ.

Năng lực, trình độ của đại biểu Quốc hội là vấn đề có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội trong việc ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế. Yêu cầu của chức năng giám sát đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải là những ngƣời không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức mà họ còn phải nắm chắc những quy định của pháp luật, chính sách, những nội dung chủ yếu của vấn đề đƣợc giám sát. Không những thế, đại biểu Quốc hội phải là những ngƣời dám nói, dám làm, dám đấu tranh. Việc nâng cao năng lực giám sát của đại biểu Quốc hội gắn liền với việc nâng cao tiêu chuẩn, chất lƣợng đại biểu Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội phải có kiến thức về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Họ phải giữ mối quan hệ chặt chẽ với cử tri, phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng của cử tri tại địa

phƣơng cũng nhƣ cả nƣớc. Nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội có quan hệ mật thiết với việc đổi mới cơ cấu và thành phần đại biểu Quốc hội. Việc cơ cấu đại biểu là hoàn toàn cần thiết cũng nhƣ cơ chế Đảng cử và dân bầu vẫn có ƣu thế. Tuy nhiên cũng cần căn cứ vào năng lực và sự tự vận động của ngƣời ra ứng cử.

Nhằm nâng cao hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát việc ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế nói riêng cần xây dựng đội ngũ đại biểu Quốc hội chất lƣợng và quy định các biện pháp đảm bảo thực hiện quyền giám sát của đại biểu Quốc hội nhƣ sau:

- Trong thời gian tới, cần tăng số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên 50% tổng số đại biểu Quốc hội, có nhƣ vậy, đại biểu Quốc hội mới có đủ thời gian để thực hiện trách nhiệm và công việc gắn với tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Việc tăng số lƣợng đại biểu chuyên trách là cơ sở cho việc chuyển Quốc hội hoạt động theo kỳ họp sang Quốc hội hoạt động thƣờng xuyên và chuyên nghiệp.

- Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng trình độ ngắn hạn để đại biểu Quốc hội đƣợc học tập và nâng cao trình độ pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế cho đại biểu Quốc hội. Việc đào tạo, bồi dƣỡng ở đây không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên sâu của các đại biểu về vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ƣớc quốc tế mà cần phải bồi dƣỡng thêm kỹ năng, kiến thức về đối ngoại trong trƣờng hợp có sự giao lƣu, trao đổi ý kiến với các đối tác là thành viên của điều ƣớc quốc tế. Đồng thời, tổ chức lớp học ngắn hạn về kỹ năng giám sát để tạo cơ sở cho hoạt động giám sát việc ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế.

- Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội cần phải đƣợc hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu thông tin một cách đầy đủ nhất. Cần cung cấp công báo, các văn kiện về các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã, đang ký kết và đã có hiệu lực. Thông tin phải đƣợc cập nhật, sâu rộng trong mọi lĩnh vực giám sát. Quốc hội cần ban hành các quy định gắn với Luật tiếp cận thông tin nhằm tăng trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan hành pháp trong việc ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế. Đồng thời, việc cung cấp thông tin phải phù hợp với kế hoạch giám sát của Quốc hội. Hạn chế tình trạng gửi tài liệu chậm dẫn đến không đủ thời gian để các đại biểu nghiên

- Về điều kiện vật chất, cần có chính sách đảm bảo cho đại biểu Quốc hội thực hiện chức năng giám sát của mình. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất và cung cấp thông tin, tƣ liệu cần thiết về các hoạt động ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế. Mỗi đoàn đại biểu Quốc hội đƣợc đảm bảo có trụ sở riêng để hoạt động và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội giúp đại biểu Quốc hội đƣợc gặp gỡ, tiếp xúc với nhân dân, phối hợp với các đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội giám sát tại địa phƣơng.

Ngoài ra, trƣớc khi thực hiện chức năng giám sát, các đại biểu Quốc hội phải đƣợc tiếp cận với các thông tin ngoài các thông tin mà các đại biểu có đƣợc từ các đối tƣợng chịu sự giám sát nhƣ ý kiến của các chuyên gia pháp lý và ngoại giao, báo cáo của các tổ chức xã hội dân sự, quan điểm của truyền thông, ngƣời dân để có nhiều ý kiến đa chiều trong việc đánh giá hoạt động ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế. Đồng thời, Quốc hội cũng cần phải có đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu… để tham vấn, phong phú thêm nguồn thông tin.

Trong hoạt động giám sát việc ký kết và thực hiện điều ƣớc quốc tế, cần quy định sự tham gia của đại biểu Quốc hội ngay từ giai đoạn đàm phán, xây dựng điều ƣớc quốc tế. Bởi sự tham gia của đại biểu Quốc hội ngay từ giai đoạn đầu của quá trình ký kết điều ƣớc quốc tế góp phần vào việc xây dựng điều ƣớc quốc tế một cách khả thi, cũng là cơ sở để triển khai thực hiện trong thực tiễn một cách hiệu quả và thiết thực. Đồng thời, những tài liệu và thông tin về quá trình đàm phán có thể gián tiếp đóng vai trò trong việc giải thích, áp dụng và thực hiện điều ƣớc quốc tế và nâng cao chất lƣợng công tác giám sát thực hiện điều ƣớc quốc tế.

Thứ ba, Quốc hội cần tham gia mạnh mẽ vào các diễn đàn quốc tế song phương và đa phương.

Trên cơ sở chƣơng trình hoạt động đối ngoại của Quốc hội hàng năm, các cơ quan của Quốc hội cần tiếp tục phối hợp với Ủy ban đối ngoại của Quốc hội triển khai các hoạt động đối ngoại song phƣơng và đa phƣơng đảm bảo đúng đƣờng lối,

chính sách theo phƣơng châm chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, phát huy ƣu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò giám sát của quốc hội trong ký kết và thực hiện điều ước quốc tế ở việt nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)