Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ các quyền dân sự trong hoạt động công chứng ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 80)

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ các quyền dân sự trong

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động

động công chứng để bảo đảm tốt hơn các quyền dân sự của người yêu cầu công chứng

3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định của Luật Công chứng

Như đã phân tích ở các phần trên, để bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của người yêu cầu công chứng thì đầu tiên và trên hết cần tập trung hoàn thiện các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động công chứng. Tác giả hoàn toàn nhất trí với quan điểm của một số luật gia và nhà

quản lý trên thế giới về việc coi “công chứng là thành phần cốt lỗi của hệ thống quyền tài sản” [62] và quyền nhân thân. Theo đó, tác giả cho rằng, trước hết, trên cơ sở những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về công chứng, trong đó đặc biệt là Luật Công chứng cần sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể như sau:

Thứ nhất, làm rõ hơn khái niệm về văn bản công chứng. Để đảm bảo sự tương thích giữa Luật Công chứng với Bộ luật Dân sự năm 2015, nội hàm khái niệm văn bản công chứng trong Luật Công chứng cần được sửa lại theo hướng “Văn bản công chứng bao gồm giao dịch dân sự và bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng”. Việc sửa đổi quy định này sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền của người yêu cầu công chứng, phạm vi áp dụng của hoạt động công chứng không chỉ là hợp đồng, giao dịch và bản dịch như Luật Công chứng hiện hành mà còn được mở rộng hơn và tương thích hơn trong Bộ luật Dân sự năm 2015.

Thứ hai, sửa đổi quy định về người làm chứng trong khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng. Để bảo đảm sự tương thích với quy định của BLDS 2015, việc quy định về người làm chứng trong Luật Công chứng cần sửa đổi theo hướng: “Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không phải là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng”.

Thứ ba, công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng. Để đảm bảo sự chặt chẽ trong quy định của pháp luật và cũng như để được hiểu, áp dụng thống nhất, Bộ Tư pháp cần có văn bản hướng dẫn về trường hợp “ do chính đáng khác” bởi hai lý do sau: một là, tránh trường hợp đánh giá theo ý chí chủ quan từ phía chủ thể áp dụng pháp luật; hai là, hạn chế việc lạm dụng “lý do chính đáng khác” có thể dẫn đến việc cạnh tranh không lành

mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng trong việc thực hiện công chứng ngoài trụ sở.

Thứ tư, nghiên cứu quy định theo hướng công chứng viên tại Phòng công chứng và Văn phòng công chứng có địa vị pháp lý tương đương để khắc phục tình trạng công chứng viên ở các tổ chức hành nghề khác nhau chịu sự điều chỉnh của Luật khác nhau (một bên chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, một bên chịu sự điều chỉnh của Luật Công chứng).

Thứ năm, với đặc thù của Việt Nam là có nhiều dân tộc thiểu số, do đó, để bảo đảm quyền của người yêu cầu công chứng là những người dân tộc thiểu số thì cần thiết ghi nhận ngoài tiếng Việt ra thì đội ngũ đội ngũ công chứng viên tại một số tỉnh thành phố có nhiều người dân tộc thiểu số cần am hiểu và biết phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, đơn cử tại Gia Lai hay Đắk Lắk. Việc bổ sung quy định này vào Luật Công chứng sẽ góp phần hạn chế các vi phạm do việc lợi dụng sự bất đồng ngôn ngữ để có các hành vi vi phạm quyền của công dân.

3.2.1.2. Rà soát các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động công chứng

Công chứng được điều chỉnh trực tiếp trong Luật Công chứng, ngoài ra, trong một số pháp luật chuyên ngành, việc công chứng cũng được dẫn chiếu áp dụng. Theo đó, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và bảo đảm quyền của người yêu cầu công chứng được thực hiện hiệu quả, tác giả cho rằng, cần rà soát và sửa đổi, bổ sung các quy định về công chứng trong một số pháp luật chuyên ngành khác, cụ thể:

Một là, trong các mối quan hệ thì quan hệ giữa vợ chồng trong hôn nhân và gia đình quy định một số trường hợp phải có công chứng. Theo đó, như đã đề cập tại Chương 2 thì để bảo đảm quyền và lợi ích của vợ chồng thì cần sửa đổi các quy định về công chứng trong hôn nhân và gia đình. Cụ thể,

quy định chế độ tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn thì cần bổ sung sửa đổi như sau: Việc thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn phải được ghi vào giấy đăng ký kết hôn - thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng là thời điểm thỏa thuận được ghi vào giấy đăng ký kết hôn. Điều này cũng liên quan đến các quy định của Luật Công chứng, các quy định hạn chế thực hiện công chứng theo phạm vi địa hạt như hiện nay có thể là một trở ngại lớn cho công chứng viên khi thực hiện công chứng tài sản nói chung và tài sản vợ chồng nói riêng. Việc sửa đổi cần theo hướng xóa bỏ địa hạt công chứng sẽ giúp cho công chứng viên có thể kiểm soát tốt hơn nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch mà mình chứng nhận liên quan đến tài sản vợ, chồng. Tuy nhiên, bên cạnh việc xóa bỏ địa hạt thì cần phải có giải pháp như xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng dùng chung trong cả nước.

Hai là, sửa đổi quy định tại Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 theo hướng linh hoạt hơn nhằm giải quyết vướng mắc cho người dân. Đơn cử, đối với đất bỏ hoang không trồng lúa, diện tích nhỏ hoặc đã có một phần diện tích đất ở rồi, thì miễn yêu cầu giấy xác nhận trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại nơi cư trú để bảo đảm tính an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự, qua việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản. Nhưng hoạt động công chứng hiện nay đang phát sinh những bất cập, hệ quả là trường hợp có rủi ro do việc công chứng thì người dân bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động quản lý nhà nước về công chứng cần đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng để có sự so sánh, đối chiếu việc tuân thủ các quy định pháp luật về công chứng; đồng thời có những giải pháp cụ thể, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế phát sinh từ thực tiễn hoạt động công chứng có liên quan đến các quy định khác, trong đó có Luật Đất đai năm 2013.

Ba là, để bảo đảm xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng, tác giả cho rằng, cần nghiên cứu quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng theo một trong hai hướng (i)sửa đổi, bổ sung đoạn 1 điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính để quy định thời hiệu xử phạt đối với hoạt động công chứng là 02 năm; (ii) sửa đổi, bổ sung đoạn 2 điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính để dẫn chiếu quy định thời hiệu xử phạt đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ các quyền dân sự trong hoạt động công chứng ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)