.6 Hiện trạng sử dụng đất trên LVS Thị Tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng, tiếp nhận nước thải, giải pháp kiểm soát, ô nhiễm nguồn nước, sông Cà Ty (Trang 36 - 41)

1.4.3 Đô thị hóa

Theo Quy hoạch chung đô thị Bình Dƣơng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 thì Bình Dƣơng sẽ trở thành đô thị loại I trƣớc năm 2020, dân số đô thị khoảng 2 triệu ngƣời, tỷ lệ dân số đô thị chiếm trên 77% tổng dân số toàn tỉnh. Đô thị Bình Dƣơng sẽ phát triển theo 3 khu vực: Đô thị trung tâm (thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Tân Uyên và thị xã Bến Cát) xây dựng theo mô hình “đa chức năng, đa trung tâm”, mật độ trung bình; đô thị phía Nam (thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An) xây dựng theo mô hình “đô thị nén”, mật độ cao; đô thị phía Bắc (Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng) xây dựng theo mô hình “đô thị vệ tinh”, mật độ thấp.

Quá trình phát triển đô thị làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trƣờng nhƣ: Ô nhiễm bụi, tiếng ồn từ quá trình giải phóng mặt bằng, vận chuyển nguyên vật liệu và thi công xây dựng; ô nhiễm môi trƣờng đất và mỹ quan đô thị bởi chất thải rắn và phế thải xây dựng, đặc biệt là phát sinh một lƣợng lớn nƣớc thải và chất thải rắn đô thị nếu không đƣợc thu gom xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng.

Các dự án, KDC lớn trên LV đã đi vào hoạt động cùng với việc mở rộng giao thƣơng với các khu vực lân cận, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đầu tƣ mở thêm nhiều loại hình thƣơng mại dịch vụ, tạo bƣớc đột phá trong phát triển thƣơng mại dịch vụ theo hƣớng hiện đại, văn minh, hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại. Các dịch vụ về thị trƣờng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tƣ vấn, bƣu chính - viễn thông, cấp thoát nƣớc, cấp điện và vận tải cần phát triển ở mức cao. Đổi mới căn bản cơ chế cung ứng dịch vụ công, thực hiện chuyển các hoạt động sự nghiệp sang cơ chế cung ứng dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Các dự án xây dựng khu đô thị đã và đang đƣợc tiến hành khu vực ven sông Thị Tính. Khu đô thị Ecolake Mỹ Phƣớc nằm tại trung tâm khu đô thị - công nghiệp Mỹ Phƣớc 3, dự án EcoLakes đƣợc xây dựng vào năm 2007, trên diện tích 226 ha thuộc xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng đã đi vào hoạt động. Ngoài ra các dự án khác đã và đang lập kế hoạch tiến hành khởi công.

1.4.4 Giao thông vận tải

Cùng với việc quá trình CNH và ĐTH thì hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng cũng nhƣ trong LV đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển. Hệ thống đƣờng bộ của tỉnh với Quốc lộ 13 và các tuyến đƣờng tỉnh tạo thành các trục dọc phân bố tƣơng đối đều trên toàn tỉnh. Cùng với hệ thống đƣờng huyện và đƣờng đô thị đã hình thành mạng lƣới giao thông liên hoàn, thuận lợi cho việc lƣu thông tới tất cả các vùng trong tỉnh. Với mạng lƣới giao thông liên hoàn và thuận lợi, khối lƣợng hành khách và hàng hóa vận chuyển qua hệ thống giao thông đƣờng bộ thời gian qua ngày càng tăng, số lƣợng hàng khách tăng trung bình 22%/năm và khối lƣợng hàng hóa tăng khoảng 23%/năm.

Để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội, hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, cũng nhƣ trong LV tiếp tục đƣợc đầu tƣ và phát triển trong thời gian tới. Theo Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dƣơng đến năm 2020 tầm nhìn 2030 thì trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ đầu tƣ làm mới 12.878,62 km đƣờng giao thông và tiếp tục nâng cấp mở rộng thêm các tuyến đƣờng giao thông hiện hữu. Đến năm 2020, mật độ đƣờng giao thông trên địa bàn tỉnh đạt 4,83 km/km2, khối lƣợng hàng hóa vận chuyển đạt 1.502,7 triệu tấn/năm và số lƣợng hành khách vận chuyển đạt 1.468,6 triệu lƣợt hành khách/năm.

Giao thông càng phát triển thì môi trƣờng càng bị áp lực lớn, nhất là môi trƣờng không khí bởi do sự gia tăng lƣợng lớn bụi và khí thải từ các phƣơng tiện vận chuyển thải vào môi trƣờng không khí.

Các tuyến giao thông huyết mạch tại các huyện trong LV đã đƣợc nâng cấp, mở rộng. Giao thông bên trong các KCN, KĐT trên LV đƣợc đầu tƣ tạo thành mạng lƣới giao thông kết nối với các địa phƣơng trong tỉnh. Mạng lƣới giao thông huyện lộ sẽ kết nối với các trục giao thông và các đƣờng vành đai nhằm kết nối giao thông thông suốt tới các KCN, CCN và các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp. Đối với giao thông đƣờng thủy: tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Thị Tính; cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.

Phát triển giao thông đƣờng bộ theo hƣớng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác. Tập trung phát triển các trục giao thông đƣờng bộ từ đại lộ Bình Dƣơng đi Dầu Tiếng, đƣờng cao tốc Mỹ Phƣớc - Tân Vạn; quốc lộ 13 và đƣờng 744 liên tỉnh. Mạng lƣới tỉnh lộ và huyện lộ sẽ kết nối với các trục giao thông và đƣờng vành đai nhằm kết nối giao thông thông suốt tới các KCN, CNN và các vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp.

Đối với giao thông đƣờng thủy: Mạng lƣới sông, rạch Thị Tính là điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thủy.

1.5 Hiện trạng khai thác, sử dụng nguồn nƣớc sông Thị Tính

Nguồn nƣớc sông Thị Tính hiện đang đƣợc sử dụng, khai thác đa mục tiêu nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực, gồm các vai trò chính sau: - Cấp nƣớc công nghiệp và sinh hoạt

Hiện nay, trên LV đã có 2 nhà máy cấp nƣớc sinh hoạt đi vào hoạt động là nhà máy Tân Định An với công suất 10.000 m3/ngày và nhà máy Mỹ Phƣớc với công suất 15.000 m3/ngày.

Bên cạnh đó còn có một số công ty cũng khai thác nguồn nƣớc mặt sông Thị Tính nhƣ: Công ty cao su Dầu Tiếng với công suất khoảng 3.000 m3/ngày, công ty TNHH An Hƣng Tƣờng khoảng 2.000 m3/ngày. Số còn lại hầu hết sử dụng nguồn nƣớc ngầm.

Sông Thị Tính cùng hệ thống các công trình trên LVS đã và đang là nguồn cung cấp nƣớc chính phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các xã ven sông.

- Tiếp nhận nƣớc mƣa, nƣớc thải

Sông Thị Tính là sông nội tỉnh lớn nhất tỉnh Bình Dƣơng, là nơi tiếp nhận nguồn nƣớc thải của các KCN Mỹ Phƣớc I, II, III, Thới Hòa, Bàu Bàng và CCN Tân Định, với lƣu lƣợng khoảng 6.825 m3/ngày.đêm, khoảng 19 nhà máy phân tán trong LV xả nƣớc thải với tổng lƣu lƣợng khoảng 16.240 m3/ngày.đêm. Ngoài tiếp nhận nƣớc thải công nghiệp, sông Thị Tính còn là nơi tiếp nhận nƣớc thải sinh hoạt từ các KDC dọc theo LV và nƣớc mƣa chảy tràn [5] [15].

+ Giao thông thủy

Hoạt động giao thông thủy trên dòng chính sông Thị Tính tƣơng đối phát triển, đặc biệt đoạn từ ngã 3 sông Sài Gòn-Thị Tính đến thị trấn Mỹ Phƣớc do đoạn này có chiều rộng và độ sâu thích hợp, các hoạt động kinh tế - xã hội trên khu vực này cũng phát triển hơn so với các vùng khác.

+ Tƣới tiêu

Một số trạm bơm nhỏ lấy nƣớc trực tiếp từ sông Thị Tính và các suối phục vụ cho công tác tƣới tiêu trong nông nghiệp trên toàn LV. Sông Thị Tính còn có ý nghĩa quan trọng về giao thông thủy và thoát lũ.

1.5.1 Hiện trạng chất lượng nước sông Thị Tính và các nguồn xả thải

Hiện trạng CLN sông Thị Tính

- CLN sông Thị Tính đang ngày càng xấu đi do tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

- Theo số liệu quan trắc về CLN sông Thị Tính năm 2014 của Trung tâm Quan Trắc tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng, cùng với kết quả lấy mẫu phân tích năm 2015, báo cáo hiện trạng môi trƣờng tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2011 - 2015 và tổng hợp các công trình nghiên cứu ([1], [5][6][9][15][18]) thì hiện trạng môi trƣờng nƣớc sông Thị Tính đƣợc nhận định nhƣ sau:

- CLN sông Thị Tính hiện chƣa đạt tiêu chuẩn đối với nguồn cấp nƣớc.

- CLN mặt sông Thị Tính còn khá tốt ở thƣợng nguồn, nhƣng hạ lƣu có xu hƣớng ngày càng xấu đi, đặc biệt tại các kênh rạch trong khu vực đô thị. Điều này cho thấy, có thể do khu vực hạ lƣu đang có nhiều KCN, CCN, nhà máy đang hoạt động và phát sinh lƣợng nƣớc thải đổ vào sông Thị Tính.

- Mức độ ô nhiễm hữu cơ và dinh dƣỡng của nƣớc sông Thị Tính biểu hiện khá rõ rệt. Hầu hết thông số hữu cơ đều có nồng độ vƣợt tiêu chuẩn loại A2. Ô nhiễm hữu cơ vào mùa khô cao hơn mùa mƣa tại các tại các KCN nhƣng tại các khu vực dân cƣ và nông nghiệp thì ngƣợc lại. Điều này cho thấy ảnh hƣởng của các nguồn thải dạng diện đến CLN sông hiện hữu mạnh hơn so với các nguồn khác. Các nguồn thải dạng diện chủ yếu là nƣớc thải từ canh tác nông nghiệp, nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc mƣa cuốn theo các chất thải chƣa thu gom chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ.

- Sự dao động hàm lƣợng DO giữa mùa khô và mùa mƣa không đáng kể và có xu hƣớng tăng vào mùa mƣa. DO rất thấp trên dòng chính sông Thị Tính đoạn từ khu vực Bến Cát về tới hạ lƣu, nồng độ DO vào mùa mƣa thấp hơn mùa khô. - BOD5 dao động trong khoảng tiêu chuẩn loại A2 đến B2. Tại các điểm tiếp nhận nƣớc thải của các nhà máy chăn nuôi và chế biến nông sản phân tán nồng độ BOD5 cao nhất, luôn vƣợt tiêu chuẩn loại B1.

- Mức độ ô nhiễm NH3-N trong nƣớc sông Thị Tính, đặc biệt là phía hạ nguồn do ảnh hƣởng của nƣớc thải công nghiệp chƣa đƣợc kiểm soát tốt; trong khi khu vực thƣợng nguồn còn khá tốt.

Hiện trạng các nguồn xả thải vào sông Thị Tính. - Nguồn thải công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng, tiếp nhận nước thải, giải pháp kiểm soát, ô nhiễm nguồn nước, sông Cà Ty (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)