Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình Giá trị dòng chảy Mƣa, bốc hơi, mực nƣớc, lƣu lƣợng… Thành lập mô đun mƣa dòng chảy Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình Kết quả Dòng chảy, dữ liệu mặt cắt, mực nƣớc và lƣu lƣợng biên… Thành lập mô đun thủy lực Kết quả Mức nƣớc, lƣu lƣợng Kết quả Hiệu chỉnh mô hình Tải lƣợng ô nhiễm, dữ liệu chất lƣợng nƣớc đƣợc quan sát Thành lập mô đun chất lƣợng nƣớc Mô phỏng DO, BOD5
2.1.4 Nội dung 4: Đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải dạng diện của sông Thị Tính sử dụng kết quả mô phỏng của mô hình, xác định điểm cực trị về CLN Thị Tính sử dụng kết quả mô phỏng của mô hình, xác định điểm cực trị về CLN của các phƣơng án mô phỏng.
2.1.5 Nội dung 5: Đề xuất biện pháp quản lý thích hợp CLN sông Thị Tính đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trên LV.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục tiêu và nội dung nêu trên các phƣơng pháp nghiên cứu chính đƣợc áp dụng trong đề tài gồm:
2.2.1Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu
- Thu thập, kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu một cách chọn lọc, từ đó xử lý, phân tích theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Các thông tin đƣợc thu thập gồm:
+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí, địa hình, khí tƣợng và thủy văn…;
+ Thu thập các số liệu thống kê, các báo cáo định kỳ hàng năm, 5 năm, tình hình kinh tế, xã hội và định hƣớng phát triển trong tƣơng lai, dân số, phân bố dân cƣ, văn hóa, y tế, giáo dục, dịch vụ;
+ Tài nguyên thiên nhiên: Đất đai, rừng, sinh vật, hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nƣớc LVS Thị Tính, cơ cấu và hiện trạng sử dụng đất trên LV…;
+ Các nguồn thải (KCN/CCN, nguồn thải phân tán…), hiện trạng CLN sông Thị Tính;
+ Các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, các dự án có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
+ Các dữ liệu, bản đồ về điều kiện tự nhiên khác nhƣ đất đai, thổ nhƣỡng, hệ sinh thái, sự bồi lở… thu thập trong các báo cáo về điệu kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa, thu thập bổ sung các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu, các điểm nhập lƣu, các nguồn thải đổ vào dòng tiếp nhận;
Quan sát hiện trƣờng, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trƣờng nhằm đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc trong khu vực nghiên cứu.
Phƣơng pháp lấy mẫu, phân tích và bảo quản mẫu: - Phƣơng pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu:
+ TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006), Chất lƣợng nƣớc – Lấy mẫu – Phần 1: Hƣớng dẫn kỹ thuật lấy mẫu;
+ TCVN 5993:1995 Chất lƣợng nƣớc – Hƣớng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; + TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985) Chất lƣợng nƣớc – Lấy mẫu – Phần 3: Hƣớng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
+ TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) Chất lƣợng nƣớc – Lấy mẫu – Phần 6: hƣớng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
- Phƣơng pháp phân tích:
Bảng 2.2 Phƣơng pháp phân tích của từng thông số
Stt Thông số Phuơng pháp thử/ Thiết bị đo
1 DO Máy TOA 22A
- Cách thức lấy mẫu:
Tại mỗi điểm tiến hành lấy 01 mẫu trộn (bờ trái, bờ phải và giữa dòng) theo tầng nƣớc 1m. Mẫu lấy liên tục 24 giờ theo chân triều, sƣờn triều, đỉnh triều (riêng VT TT1 chỉ lấy 03 mẫu, mỗi mẫu cách nhau 01 giờ sau mƣa).
Mẫu đƣợc lấy bằng dung cụ lấy mẫu nƣớc dung tích 1 lít, có dây định sẵn chiều dài để xác định độ sâu cần lấy. Thông số DO đƣợc đo nhanh tại hiện trƣờng bằng máy TOA 22A và cho vào các chai mẫu kỹ thuật đƣợc bảo quản lạnh trong thùng đá nhiệt độ 1-50C, vận chuyển về phòng thử nghiệm để phân tích.
2.2.3 Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu
- Thống kê, tổng hợp và phân tích các dữ liệu và các phần mềm cần thiết để xử lý và tổng hợp số liệu thu thập đƣợc;
- Nghiên cứu sử dụng các quy trình, quy chuẩn hiện hành của Nhà nƣớc Việt Nam để xây dựng các quy định, tiêu chuẩn về quy hoạch và sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc;
- Tổng hợp, phân tích số liệu, dữ liệu về khí tƣợng, thủy văn, dân sinh kinh tế dựa trên phƣơng pháp thống kê để đánh giá biến động của chúng dƣới tác động khai thác sử dụng của con ngƣời;
- Đánh giá tổng quan các nghiên cứu đã có về quản lý tổng hợp và sử dụng hợp lý tài nguyên nƣớc dựa trên phƣơng pháp phân tích, đánh giá trực quan có sự kế thừa và phát triển.
2.2.4 Phương pháp bản đồ
Ứng dụng phần mềm Mapinfo để tính toán hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất, xác lập ranh giới LV và các tiểu LV, xác định các nguồn thải.
Việc xác lập ranh giới LVS Thị Tính và các tiểu LV đƣợc thực hiện trên cơ sở sử dụng mô hình cao độ số xây dựng từ bản đồ địa hình. Quy trình xác lập ranh giới LV gồm các bƣớc sau:
- Lấp đầy các phần trũng (fill sinks): Do một số ô dữ liệu trong mô hình cao độ số có giá trị thấp hơn các ô xung quanh làm cho dòng chảy không thể đi qua đƣợc. Thao tác này sẽ hiệu chỉnh các điểm có cao độ nhƣ vậy bằng cách thay thế giá trị độ cao này bằng giá trị thấp nhất của 8 ô lƣới bao quanh.
- Xác định hƣớng dòng chảy (flow direction): Tính toán hƣớng dòng chảy trên cơ sở khác biệt về độ dốc hoặc độ cao của 1 ô lƣới với 8 ô chung quanh. Nhƣ vậy, sau khi thực hiện thao tác này, dòng chảy của 1 ô lƣới sẽ gồm 1 trong 8 hƣớng (Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam).
- Tích tụ dòng chảy (flow accumulation): Trên cơ sở các hƣớng dòng chảy đã đƣợc tính toán, thao tác này sẽ đếm số tích lũy (cumulative number) các ô có dòng chảy đi qua. Thao tác này cũng đƣợc sử dụng để tính giới hạn phát sinh dòng chảy sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Chiết tách mạng lƣới sông suối (drainage network extraction): Bằng cách giới hạn số tích tụ dòng chảy để hình thành mạng lƣới sông suối phù hợp với điều kiện thực tế.
- Chiết tách cấp độ mạng lƣới sông suối (drainage network ordering): Trên cơ sở các thông tin đầu vào (DEM, hƣớng dòng chảy, mạng lƣới sông) sẽ tính toán đƣợc cấp độ mạng lƣới sông và các thông tin liên quan nhƣ độ dốc sông, diện tích LVS.
- Chiết tách các tiểu LV: Trên cơ sở thông tin về cấp độ các mạng sông, hƣớng dòng chảy, các tiểu LV sẽ đƣợc chiết tách. Sau khi xác định cửa thoát nƣớc của LV chính ta có thể gộp các LV nhỏ lại.