Căn cứ phân định trách nhiệm của chủ sở hữu và người được chủ sở

Một phần của tài liệu Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Trang 27 - 28)

2.1. Xác định người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy

2.1.1. Căn cứ phân định trách nhiệm của chủ sở hữu và người được chủ sở

hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại

Những quy định về trách nhiệm BTTH của người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ tại khoản 2, 3 Điều 601 BLDS 2015 có sự kế thừa gần như hoàn toàn quy định tại Điều 623 BLDS 2005. Thực tế cho thấy, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có thể là người được giao thông qua một giao dịch dân sựnhư cho thuê, cho mượn hoặc có thể thông qua một quyết định của cơ quan, tổ chức, quyết định của người sử dụnglao động...

Vấn đề đặt ra là người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo căn cứ nào thì phải BTTH khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại? Cả

BLDS 2005 và BLDS 2015 đều không quy định cụ thể nhưng Nghị quyết

03/2006/NQ-HĐTP lại có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. Theo hướng dẫn tại điểm đ tiểu mục 2 mục III Nghị quyết này, người được giao chiếm hữu, sử dụng

nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ

gây ra phải là người được giao thông qua một giao dịch.

Trong trường hợp chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho cá nhân tổ chức khác thì người giao được giao này phải bồi thường. Việc giao nguồn nguy hiểm cao độ ở đây thông thường được hiểu là giao nguồn nguy hiểm thông qua giao dịch dân sự như hợp đồng thuê tài sản, mượn tài sản mà không phải giao nguồn nguy hiểm cao độ thông qua giao việc trong quan hệ

hành chính hay quan hệ lao động11.

Tác giả cũng đồng quan điểm với hướng dẫn của Nghị quyết 03/2006. Theo đó, chỉ những người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thông qua giao dịch dân sự mới phải chịu trách nhiệm BTTH khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại. Bởi vì, khi được chuyển giao, những chủ thể này được quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo ý chí của mình. Mặc dù phạm vi chiếm hữu, sử

11Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017) Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr 421.

dụng nguồn nguy hiểm cao độ vẫn phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên và phải

tuân theo quy định của pháp luật một cách nghiêm ngặt, nhưng bản thân người được giao thông qua giao dịch được quyền khai thác công dụng của nguồn nguy hiểm cao độ đó để phục vụ cho các nhu cầu của mình. Người được giao quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thông qua một quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc Người sử dụngđộng sẽ không phải chịu trách nhiệm BTTH. Bởi vì, việc quản lý, sử dụng của họ trong trường hợp này phải tuân theo quy định của cơ quan, tổ chức đã giao quyền quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đó. Hơn nữa, việc quản lý, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trong trường hợp này nhằm đem lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức chứ không mang lại lợi ích cho người chiếm hữu, sử dụng.

Theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 601 BLDS 2015, trách nhiệm của người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng giống như trách nhiệm của chủ sở hữu. Tức là họ phải chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong việc quản lýnguồn nguy hiểm cao độ. Đồng thời, họ cũng phải liên đới BTTH nếu có lỗi để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại. Như vậy, cơ sở trách nhiệm BTTH của người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng xuất phát từ sự vi phạm trong việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, hoặc từ lẽ công bằng trong việc hưởng lợi và gánh chịu thiệt hại. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đều được hưởng lợi ích từ việc chiếm hữu, sử dụng đó (ví dụ người trông giữ nguồn nguy hiểm cao độ). Vậy, khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại mà người được giao chiếm hữu, sử dụng không có lỗi, đồng thời họ không được hưởng lợi ích mà vẫn phải BTTH, liệu có đảm bảo được lẽ công bằng12.

Một phần của tài liệu Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Trang 27 - 28)