Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được chủ sở hữu giao

Một phần của tài liệu Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Trang 33 - 38)

2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng nguồn

2.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được chủ sở hữu giao

nguồn nguy hiểm cao độ

2.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ

Khoản 2 Điều 601 quy định: người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hợp pháp thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có thể tiếp nhận theo hai hình thức đó là, được giao theo phạm vi uỷ quyền (Điều 187 BLDS 205), giao theo giao dịch dân sự (Điều 188 BLDS 2015), khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì người này phải có trách nhiệm bồi thường.

Thực tiễn xét xử cho thấy có hai trường hợp phổ biến người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm BTTH. Trường hợp thứ nhất đó là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn

nguy hiểm cao độ trực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại và trường hợp thứ hai đó là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng

nguồn nguy hiểm cao độ tiếp tục giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác chiếm hữu, sử dụng gây thiệt hại. Trong những trường hợp này các Tòa án còn

nhiều cách giải quyết khác nhau về xác định trách nhiệm của người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Tác giả xin dẫn chứng một vài vụ án như sau:

Trường hợp 1, người được chủ sở hữu giao nguồn nguy hiểm cao độ là

ngườitrực tiếp chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại:

Vụ án thứ 11: Bản án 67/2017/DS-ST ngày 27/10/2017 của Tòa án nhân dân

huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Nội dung vụ án: khoảng 06 giờ 55 phút ngày 03/9/2015 con gái của anh S là Hồ Thị Kim H (nguyên đơn)điều khiển xe đạp đến phà CL để đi họcthì bị Nguyễn Ngọc H (bị đơn) điều khiển xe gắn máy biển số 66FL-1486 (do ông Nguyễn Ngọc B đứng tên sở hữu) chạy cùng chiều gây tai nạn làm cho Kim H bị gãy 04 cái răng cửa, xe đạp thì hư hỏng. Nguyên đơn yêu cầu chị Nguyễn Ngọc H và ông Nguyễn Ngọc B bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho Hồ Thị Kim H

số tiền 15.315.000đ (gồm chi phí khám chữa + trồng lại răng bị gãy).

Bị đơn chị Nguyễn Ngọc H trình bày: chị H có điều khiển xe gắn do cha của chị Hlà ông Nguyễn Ngọc B đứng tênsở hữu, xe máy do chị H điều khiển va chạm với xe đạp của nguyên đơn Hồ Thị Kim H. Nay chị H không đồng ý bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho Hồ Thị Kim, do chị H không có lỗi trong vụ tai nạn giao thông trên.

Ông Nguyễn Ngọc B trình bày là ông B là cha ruột của chị Nguyễn Ngọc H, ông B là người đứng tên quyền sở hữu xe máy biển số 66FL-1486. Chiếc xe máy ông B đã giao cho chị H sử dụng từ trước đến nay để chị H làm phương tiện đến trường. Do chị H không có lỗi trong vụ tai nạn giao thông trên, nên ông B không đồng ý cùng chị H bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho Hồ Thị Kim H số tiền 15.315.000đ.

Tòa án xác định: pháp luật có quy định chủ sở hữu, người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp người bị thiệt hại có lỗi cố ý. Vụ tai nạn giao thông trên cả nguyên đơn, bị đơn đều không cố ý va chạm xe vào nhau mà chỉ là lỗi vô ý. Do vậy nguyên đơn yêu cầu chị H và ông B bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây là có căn cứ, phù

hợp Điều 601 của Bộ luật dân sự năm 2015, nên được Tòa án chấp nhận. Cần buộc chị Nguyễn Ngọc H và ông Nguyễn Ngọc B bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cho Hồ Thị Kim H17.

Trong vụ án này, Tòa án không đưa ra nhận định về việc ông B giao xe cho bị đơn là chị H quản lý, sử dụng có phù hợp với quy định của pháp luật hay không, Tòa án cũng không xét đến trách nhiệm bồi thường của chị H xuất phát từ cơ sở nào. Tòa án chỉ xác định chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, buộc ông B và chị H cùng bồi thường thiệt hại cho bị đơn là cháu H. Trong khi đó trách nhiệm liên đới chỉ xuất hiện đối với chủ sở hữu tài sản khi giao tài sản cho người khác trái pháp luật. Cách giải quyết của Tòa án như trên là chưa thật sự thuyết phục.

Trường hợp 2, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ giao lại nguồn nguy hiểm cao độ cho người thứ ba chiếm hữu, sử dụng gây thiệt hại:

Vụ án thứ 12: Bản án số 19/2019/HSPT ngày 22/04/2019 của Tòa án nhân

dân tỉnh Hà Nam

Nội dung vụ án:

Khoảng 19 giờ 10 phút ngày 28/2/2018 Nguyễn Văn Thanh điều khiển xe

mô tô BKS 90B1-90568 chở anh Vũ Quang Sựngồi sau. Khi đi đến thôn Triệu Xá, xã Liêm Tuyền, thành phố Phủ Lý do lúc này có mưa phùn nên Thanh sử dụng 01 tay điều khiển xe môtô còn 01 tay đưa lên vuốt nước mưa hắt vào mặt. Cùng lúc đó chị Trần Thị H, điều khiển xe mô tô BKS 90 B1- 29529 đi theo chiều ngược lại, do

mất tập trung quan sát nên Thanh đã điều khiển xe đi lấn đường ngược chiều, đâm vào bánh trước phần bên phải của xe mô tô chị Huê đang điều khiển gây tai nạn. Hậu quả làm chị Huê tử vong. Nguyễn Văn T và Vũ Quang S bị chấn thương phần mềm, hai xe mô tô bị hư hỏng.

Bản án sơ thẩm xác định: Trách nhiêm dân sự: Căn cứ Điều 48 BLHS 2015,

các Điều 584, 585, 586 và 591 BLDS 2015 buộc bị cáo Nguyễn Văn T phải bồi thường cho người đại diện hợp pháp của bị hại là anh Trần Ngọc D số tiền bỏ ra chi phí cấp cứu, điều trị cho chị Trần Thị H và chi phí tổ chức tang lễ cho chị Huệ là 310.000.000 đồng, khoản tiền cấp dưỡng cho mẹ đẻ chị Huê bị ốm đau bệnh tật (Cấp dưỡng một lần) là 50.000.000đồng và khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho

17 Xem Phụ lục, Bản án 67/2017/DS-ST ngày 27/10/2017 của Tòa án nhân dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

người thân thích của bị hại là 70.000.000 đồng. Tổng cộng các khoản tiền bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường cho anh Trần Ngọc D là 430.000.000 đồng (Bốn trăm ba mươi triệu đồng).

Người đại diện hợp pháp của bị hại: Anh Trần Ngọc D có đơn kháng cáo đề nghị tăng hình phạt đối với bị cáo và đề nghị truy cứu trách nhiệm đối với anh Vũ Quang S và ông Vũ Văn T là chủ phương tiện giao thông.

Bản án phúc thẩm xác định: Bị cáo Nguyễn Văn T không có giấy phép lái xe

đã điều khiển xe moto chở anh Vũ Quang S ngồi phía sau đã đâm vào xe mô tô

BKS 90B1 - 295.29 do chị Trần Thị H điều khiển đi trên phần đường của mình gây tai nạn.

Xét kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại anh Trần Ngọc D đề nghị truy cứu trách nhiệm đối với anh Vũ Quang S và ông Vũ Văn T là chủ phương tiện giao thông thấy: Qúa trình điều tra đã tiến hành xác minh sự việc có hay không việc Vũ Quang S giao xe cho bị cáo Thanh và khi giao xe thì Sự có biết việc Thanh không có giấy phép lái xe. Nguyễn Văn T đã khai nhận: “Tôi không nói với Sự là bản thân tôi chưa có giấy phép lái xe, khi Sự nói tôi lái xe thì tôi lên xe chở Sự”; “Khi giao xe mô tô cho tôi chở Sự về thì anh Sự không hỏi, tôi cũng không nói rõ về việc tôi chưa có giấy phép lái xe môtô”; Lời khai của Vũ Quang S thể hiện: “...Tôi bảo với Thanh là hơi mệt do tôi phải bốc gạch cả ngày, Thanh bảo lại với tôi, thôi để tao đèo”; “... Tôi đứng dậy đi ra quầy thanh toán tiền thì Thanh cầm chìa khóa xe moto của tôi đi ra ngoài lấy xe ngồi lên yên ở vị trí lái xe chờ tôi. Tôi lên sau xe mô tô của tôi để Thanh chở về nhà”. “...Tôi giao xe cho Thanh nhưng không biết Thanh có giấy phép lái xe hay không. Trước đây Thanh cũng hay mượn xe của tôi ...”.Việc Thanh điều khiển xe không phải do Sự chỉ đạo và Sự cũng không biết việc Thanh có giấy phép lái xe hay không nên không đủ căn cứ để khởi tố, truy tố Sự về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.

Đối với yêu cầu của người đại diện hợp pháp bị hại đề nghị truy cứu trách nhiệm đối với ông Vũ Văn T là chủ phương tiện giao thông thấy: Việc ông Vũ Văn T là bố đẻ của Vũ Quang S có giao xe môtô cho Sự đi làm là việc giao xe hợp pháp bởi Sự đã có giấy phép lái xe. Vụ việc xảy ra thế nào ông Thịnh không biết do đó không có cơ sở để truy cứu trách nhiệm đối với chủ phương tiện giao thông. Theo

quy định tại điểm đ tiết 1 mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân Tối cao thì ông Thịnh không

phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Đối với Vũ Quang S khi giao xe mô tô cho Thanh tham gia giao thông, Sự không kiểm tra để biết Thanh có giấy phép lái xe hay không nên anh Sự cũng có lỗi do vô ý, quá cẩu thả tự tin.

Cấp sơ thẩm xác định anh Vũ Quang S là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là thiếu chính xác mà phải xác định Sự là bị đơn dân sự (Bị đơn dân sự trong vụ án Hình sự không phải là người gây thiệt hại trực tiếp cho Nguyên đơn dân sự hoặc người bị hại do hành vi phạm tội gây ra thì họ phải có trách nhiệm bồi thường).Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi...” Tại điểm d tiết 1 mục III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày

08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các quy định về về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định rất cụ thể: Người chiếm hữu sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nếu như chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu sử dụng trái pháp luật. Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (Không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra18.

Trong vụ án này: Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vũ Văn T là chủ phương tiện giao thông giao xe cho con là anh Vũ Quang S có giấy phép lái xe là đúng quy định của pháp luật, ông T không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Anh Vũ Quang S giao xe cho bị cáo Thanh điều khiển mà không kiểm tra Thanh có giấy phép lái xe hay không là trái pháp luật, anh S phải là bị đơn dân sự và liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trách nhiệm của người được giao chiếm hữu, sử dụng. Người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có thể là người được giao thông qua một giao dịch dân sự hoặc có thể thông qua một quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, quyết định của người sử dụng lao động…Vấn đề đặt ra là người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo căn cứ nào thì phải

Một phần của tài liệu Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Trang 33 - 38)