Thực tiễn áp dụng pháp luật xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Trang 28 - 33)

2.1. Xác định người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy

2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hạ

của người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ

Trong thực tiễn mối quan hệ giữa chủ sở hữu, người sử dụng lao động và

người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có tồn tại thỏa thuận về việc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nguồn nguy hiểm cao

độ gây ra. Có những trường hợp thỏa thuận đó được Tòa án công nhận, có trường hợp Tòa án không công nhận vì cho rằng thỏa thuận này nhằm trốn tránh nghĩa vụ, tuy nhiên những lập luận của Tòa án trong các nhận định này chưa thật rõ ràng và thuyết phục. Tác giả xin dẫn chứng một vài vụ việc như sau:

12 Nguyễn Văn Hợi (2017) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Vụ án thứ 8 – người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ bằng giao dịch dân sự phải bồi thường thiệt hại: Bản án số

32/2018/DS-PT ngày 22/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

Nội dung vụ án: Khoảng 16 giờ ngày 23/8/2017, bà Nguyễn Thị T (nguyên đơn) điều khiển xe mô tô đến đoạn đường xã Y, huyện M, tỉnh Tuyên Quang thì xảy

ra tai nạn với xe ô tô do ông Chẩu Văn L (bị đơn) điều khiển hướng ngược chiều. Hậu quả khiến bà T bị thương tích tổn hại sức khỏe 9%. Nguyên đơn bà T yêu cầu bị đơn ông L và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là chủ sở hữu xe ô tô là

ông Trần Anh U phải liên đớibồi thường 50.000.000 đồng.

Toà án nhận định: bị đơn ông Chẩu Văn L là người lái xe thuê cho ông Trần Anh U, giữa ông U và ông L có hợp đồng giao xe cho ông L, theo hợp đồng ông L phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong quá trình sử dụng, ông L cũng xác định ông là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bà T. Do đó HĐXX không chấp nhận yêu cầu của bà T về việc buộc chủ sở hữu xe là ông Trần Anh U phải liên đới bồi thường thiệt hại13.

Như vậy trong vụ án này bản chất mối quan hệ giữa người trực tiếp lái xe ô tô, người sử dụng xe ô tô gây thiệt hại với chủ sở hữu xe là quan hệ lao động (ông L lái xe thuê cho ông U). Tuy nhiên giữa hai chủ thể này tồn tại một hợp đồng xác định trách nhiệm của người sử dụng xe là phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình sử dụng. Tòa án xác định trách nhiệm của người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thông qua một hợp đồng với chủ sở hữu xe theo quy định tại khoản 2 Điều 601 BLDS 2015, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận.

Như vậy không phải trường hợp giao xe thông qua quan hệ công việc nào thì chủ sở hữu xe phải bồi thường thiệt hại như các xác định và ví dụ về chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt tại điểm đ mục 2 phần III Nghị quyết số

03/2006/NQ-HĐTP14. Trong vụ án được bình luận Tòa án xác định ngoài mối quan hệ về giao xe để nhận tiền công thì còn tồn tại giao dịch về trách nhiệm của chủ sở hữu xe và người được chủ sở hữu giao xe. Điều này là phù hợp với quy định tại điểm b khoản 2 mục 1 phần III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP: “trường hợp

13 Xem Phụ lục, Bản án số 32/2018/DS-PT ngày 22/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

14Điểm đ mục 2 phần III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP: Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô

đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:

- Nếu B chỉđược A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử

giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường”.

Vụ án thứ 9 – người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thông qua giao dịch dân sự không phải bồi thường thiệt hại:

Bản án số 45/2020/DS-PT ngày 27/07/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận

Nội dung vụ án: Nguyên đơn bà Nguyễn Thị G, trình bày: Khoảng 16h20 phút

ngày 20/7/2019, ông Trần C (chồng bà G) điều khiển xe mô tô ba bánh chở bà Nguyễn Thị Glưu thông trên Quốc lộ 1A, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận thì bị xe ô tô biển số 51C-315.73 do ông Nguyễn Ngọc M điều khiển chạy hướng Phan Rang đi Phan Thiết tung vào góc đuôi xe bên trái xe của vợ chồng bà khiến ông Trần C bị xây xát phần mềm, bà G bị gãy xương đòn phải, chấn thương đầu, mặt phải nằm viện điều trị, xe bị hư hỏng nặng. Nay bà khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông Nguyễn Ngọc M bồi thường thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm với số tiền là 72.163.000 đồng.

Bị đơn ông Nguyễn Ngọc M, trình bày:

Ông có hợp đồng thuê xe ô tô biển số 51C-315.73 của Doanh nghiệp tư nhân LT để chở hàng cho Doanh nghiệp tư nhân LT do ông Đặng Vĩnh Khang làm chủ, theo hợp đồng thì xe chạy có lời ăn, lỗ chịu, nếu xe xảy ra tai nạn thì ông là người chịu trách nhiệm chứ doanh nghiệp không chịu. Ông có điều khiển xe ô tô xảy ra tai nạn, tung vào xe mô tô 3 bánh do ông Trần C điều khiển chở vợ là Nguyễn Thị G. Vụ tai nạn được Công an huyện Hàm Thuận Bắc điều tra làm rõ, trong đó lỗi của ông một phần và lỗi phía ông Trần C, bà Nguyễn Thị G một phần.

Tòa án nhận định: Trong vụ án này nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguyhiểm cao độ là xe ô tô gây ra. Trong quá trình tham

gia tố tụng tại cấp sơ thẩm ông Nguyễn Ngọc M có cung cấp cho Tòa án “Bản hợp

đồng chạy khoán xe tải” đối với xe ô tô biển số 51C - 315.73 giữa Doanh nghiệp tư

nhân LT do ông Đặng Vĩnh K, làm chủ. Nhưng trong “Bản hợp đồng chạy khoán xe tải” không thể hiện các điều khoản cơ bản của hợp đồng thuê tài sản phải có, đó là “giá thuê, thời gian thuê”.Tại Điều 4 của “Bản hợp đồng chạy khoán xe tải” có ghi: “Trách nhiệm của ông M là hàng hóa từ Sài gòn về Phan Rang phải đáp ứng cho

Doanh nghiệp tư nhân LT (không được nhận và chở hàng ngoài)…”

Tại phiên tòa phúc thẩm ông M khai: Hiện nay ông vẫn lái xe cho DNTN LT, sau khi chở hàng về xe để ở bãi xe của công ty và nếu xe có hư hỏng hay có sự cố gì

nêu trên không phải là Hợp đồng thuê tài sản; bản chất của hợp đồng này là doanh

nghiệp giao xe cho người lao động chạy khoán công việc, như tiêu đề đã thể hiện.

Nên Doanh nghiệp tư nhân LT vẫn là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô.

Theo Điều 601 Bộ luật dân sự quy định về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và tại mục 2. Phần III Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP quy định: Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra… Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi. Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đúng theo quy định của pháp luật phải bồi thường.

Việc Doanh nghiệp tư nhân LT với ông Nguyễn Ngọc M thỏa thuận: “Trách nhiệm của ông M xe lưu thông trên đường chịu mọi hoàn toàn trách nhiệm (nếu lỗi bên ông M thì ông M chịu)”, là thỏa thuận trái pháp luật, nhằm trốn tránh việc bồi

thường của Doanh nghiệp tư nhân LT.

Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm không đưa ông Đặng Vĩnh Khang chủ Doanh nghiệp tư nhân LT vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án, là bỏ sót người tham gia tố tụng, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng15.

Như vậy, quan điểm của Tòa án trong vụ án này xác định, chủ sở hữu xe là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù giữa chủ sở hữu xe và người lái xe có hợp đồng thuê khoán, thỏa thuận người lái xe chịu trách nhiệm toàn bộ thiệt hại, tuy nhiên thỏa thuận này là trái pháp luật nhằm trốn tránh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cách giải quyết trong vụ án này hoàn toàn trái ngược với cách giải quyết được nêu nêu trong vụ án thứ 8 khi công nhận sự thỏa thuận về trách nhiệm giữa chủ sở hữu xe và người lái xe.

Vụ án thứ 10 – người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ thông qua quan hệlao động không phải bồi thường thiệt hại:

Bản án số 106/2021/DS-ST ngày 26/04/2021 của Tòa án nhân dân huyện C, tỉnh An Giang.

Nội dung vụ án: Vào ngày 01/02/2020 ông Nguyễn Hồng T (bị đơn) có thuê ông Lê Quang D (nguyên đơn) đi theo ghe đục chở cá tra, theo thỏa thuận ông T trả

cho ông D mỗi tháng 6.000.000 đồng, công việc của ông D là bắt cá từ ao đưa xuống ghe và ngược lại đưa từ ghe lên bờ. Đến sáng ngày 02/02/2020 ông T kêu

ông D và một số người anh em lao động chung chuẩn bị đi bắt cá, khi xuống ghe thì ghe không nổ máy, nên ông T kêu chiếc ghe khác đến kéo ghe của ông T đi, khi chiếc ghe khác đến thì ông T kêu ông D lấy sợi dây luộc đang cột trước mũi ghe ném qua chiếc ghe kia, có người đứng sẵn chụp lấy sợi dây, lúc này bắp chân phải

ông D vướng sợi dây, ông D đang cố tháo ra thì ông T kêu cho ghe chạy, ngay lúc này chiếc ghe kia nổ máy chạy kéo đứt ngang chân phải ông D, sự việc xảy ra ông

D được đưa đến bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc cấp cứu, còn chân ông D rớt xuống sông bị trôi mất.

Nay ông D yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông T bồi thường tổng cộng là 288.700.000 đồng.Ông D xác định yêu cầu ông T bồi thường thiệt hại vì ông T thuê

ông, kêu ông đi làm nên ông chỉ biết ông T, không biết ông chủ ghe là ai.

Bị đơn Nguyễn Hồng T trình bày: ông là người làm thuê cho chủ ghe đánh bắt cá tên Nguyễn Hoàng Thanh (không biết năm sinh địa chỉ), do ghe thiếu người nên ông D có hỏi ghe cần người thì ông D đi làm thuê chung, người trả lương là ông chủ với giá 6.000.000 đồng/tháng, nhưng mới làm ngày đầu tiên là tai nạn xảy ra.

Tòa án xác định: Ông D xác định ông T (bị đơn)là người thuê ông, còn T thì

đượcchủ ghetên Thanh thuê trả lương mỗi tháng 6.000.000 đồng.

Căn cứ Điều 600 Bộ luật Dân sự quy định về bồi thường thiệt hại do người

làm công, người học nghề gây ra. Vậy Điều luật này quy định cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao. Trong vụ án này ông T là người làm công đang thực hiện nhiệm vụ được ông chủ giao cho chiếc ghe chở, bắt cá, các đương sự đã không vận hành máy, móc thiết bị đúng nguyên tắc, nên đã dẫn đến hậu quả là ông D cụt chân phải. Do đó, khi có thiệt hại xảy ra thì người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Đồng thời, chiếc ghe là nguồn nguy hiểm cao độ, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ của mình gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, thì người này phải chịu trách nhiệm bồi thường, được quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự: Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả khi không trực tiếp chiếm hữu, sử dụng tài sản. Đó là các trường hợp chủ sở hữu giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng để phục vụ cho lợi ích của chính mình. (Chỉ những người được giao

nguồn nguy hiểm cao thông qua một giao dịch như cho thuê, cho mướn... mới phải

Một phần của tài liệu Xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)