2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Việt
2.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng
chưa đồng bộ: BĐS nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng và cả nước chủ yếu tập trung vào hai loại hình chính là căn hộ du lịch và biệt thự du lịch. Hiện nay, thị trường đang có xu hướng cho ra đời nhiều loại BĐS nghỉ dưỡng mới nên các CĐT dự án KDBĐS nghỉ dưỡng cần đa dạng hóa hơn nữa các loại hình và mô hình kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện thực tế thị trường BĐS, phù hợp với quy định của pháp luật về các loại BĐS đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
Là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, hoạt động của thị trường BĐS Việt Nam nói chung và thị trường BĐS nghỉ dưỡng nói riêng trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy, việc tìm ra giải pháp phù hợp để phát triển thị trường BĐS nghỉ dưỡng không chỉ ở Thành phố Đà Nẵng mà còn cả nước trong thời gian tới là một đòi hỏi cấp bách và thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của nền kinh tế.
2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật Việt Nam về kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng luật Việt Nam về kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng
2.2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng dưỡng
* Định hướng hoàn thiện pháp luật phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước
KDBĐS nghỉ dưỡng là loại hình kinh doanh hấp dẫn mang lại lợi nhuận cao, song loại hình này cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Để quản lý hoạt động KDBĐS nghỉ dưỡng một cách hiệu quả, minh bạch, Nhà nước đã ban hành rất nhiều các quy định để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế. Thời gian gần đây, thực hiện Chỉ thị số 11/CT – TTg ngày 23/04/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh, các bộ, ngành liên quan đã ban hành một số quy định nhằm hoàn thiện pháp luật liên quan tới đầu tư, xây dựng, kinh doanh, quản ký, vận hành các loại hình sản phẩm mới, trong đó có căn hộ du lịch, biệt thự du lịch. Các nội dung cơ bản của pháp luật về hoạt động KDBĐS nghỉ dưỡng gồm có các phương thức tiếp cận đất đai để thực hiện các dự án đầu tư
BĐS nghỉ dưỡng, quyền thực hiện và kinh doanh các dự án đó, hình thức xác lập giao dịch và các thỏa thuận giữa CĐT dự án KDBĐS nghỉ dưỡng và NĐT mua BĐS nghỉ dưỡng, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với BĐS nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, để giúp loại hình này ngày càng phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng hoàn thành sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật KDBĐS theo đúng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, khắc phục được những tồn tại, bất cập cho phù hợp với tình hình thực tế. Không chỉ vậy còn ban hành các quy định, các tiêu chuẩn xây dựng, quy chế quản lý, vận hành một số BĐS nghỉ dưỡng như căn hộ du lịch59, Officetel, Resort villa, …
* Định hướng hoàn thiện pháp luật phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Thị trường BĐS nghỉ dưỡng tại nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, không chỉ là một thị trường đầy tiềm năng mà còn có thể thấy lợi ích của việc kinh doanh loại hình này là vô cùng lớn. Chính vì đóng một phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế, nên BĐS nghỉ dưỡng luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Vì vậy, để tháo gỡ những vướng mắc trong thực tiễn cần có những quy định pháp luật hoàn chỉnh hơn, trong Đại hội toàn quốc lần thứ XII (năm 2018), Đảng đã đặt ra nhiệm vụ “Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách và có giải pháp phù hợp hơn tạo điều kiện thuận lợi phát triển bền vững thị trường BĐS, đảm bảo vận hành thông suốt, hiệu quả”. Không chỉ vậy, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm bảo vệ đến lợi ích của những người tham gia kinh doanh loại hình BĐS nghỉ dưỡng cũng như áp dụng các quy định phù hợp để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Để làm được những điều đó cần đảm bảo các vấn đề như: tập trung nghiên cứu hoàn thiện cũng như sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến BĐS nghỉ dưỡng để mọi người nắm rõ hơn và áp dụng phù hợp với thực tiễn, kéo theo sự phát triển của nền kinh tế nước ta; các chủ thể khi tham gia KDBĐS nghỉ dưỡng cũng phải có trách nhiệm trước pháp luật đối với những hành vi của mình, tránh tình trạng lừa đảo, gian dối trong kinh doanh. Chính vì thế, các NĐT nên cẩn
59 Ngày 28/10/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành Quyết định số 3720 về Quy chế Quản lý, kinh doanh loại hình căn hộ du lịch và biệt thự du lịch. Quy chế gồm 7 điều quy định về quản lý, kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với loại hình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch; nguyên tắc quản lý, kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với căn hộ du lịch và biệt thự du lịch.
trọng hơn trong việc thực hiện các giao dịch và hiểu rõ các quy định của pháp luật để giúp bảo vệ bản thân trước những biến động không ngừng của thị trường BĐS.
* Định hướng hoàn thiện pháp luật phải dựa trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc