Hoàn thiện quy định khác có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do và an toàn cá nhân bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 96 - 103)

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và

3.2.4. Hoàn thiện quy định khác có liên quan

Thứ nhất, quy đinh về người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Theo quy định

tại điểm b khoản 2 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà khơng có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan ng̀n tin về tội phạm, về vụ án hoặc khơng có khả năng khai báo đúng đắn thì khơng được làm chứng. Còn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì đối với người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần nếu họ, người đại diện hoặc người thân thích của họ khơng mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ. Như vậy, thế nào là người có nhược điểm về thể chất, người có nhược điểm về tâm thần thì hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 khơng có quy định và cũng khơng có văn bản nào hướng dẫn. Có quan điểm cho rằng người có nhược điểm về thể chất, tâm thần là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tức là người do tình trạng thể chất (như mù, câm, điếc, tàn tật…) hoặc tinh

thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi. Cũng có quan điểm cho rằng người có nhược điểm về thể chất, tâm thần là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi. Còn người bị mất năng lực hành vi dân sự, tức là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì khơng phải là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Do khơng có quy định hoặc hướng dẫn cụ thể nên trong thực tiễn đã có nhiều quan điểm chưa thống nhất về người có nhược điểm về thể chất, tâm thần. Vấn đề khác nữa là nếu một người có biểu hiện như có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người nghiện ma túy hoặc chất kích thích khác nếu chưa bị Tịa án tun bố là họ có khó khăn trong nhận thức và hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có được coi là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần khơng. Điều này đã gây ra những cách hiểu khác nhau trong áp dụng pháp luật. Vì vậy, người viết kiến nghị các nhà làm luật cần quy định rõ vấn đề này để đảm bảo quyền được chỉ định người bào chữa của những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi và đảm bảo sự đồng bộ của pháp luật, tránh trường hợp áp dụng không đúng đối tượng.

Thứ hai, quy định đối với người tham gia tố tụng là người bị Tòa án tuyên bố

mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi.

Đối với người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi cũng là người tham gia tố tụng (trừ người bị mất năng lực hành vi dân sự thì khơng phải là người bị buộc tội). Ở một gốc đó nào đó, họ là những chủ thể tương đối đặc biệt nên theo quan điểm của tác giả pháp luật cũng cần có những quy định về thục tục đặc biệt đối với họ tương tự như là người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 chưa có quy định về chỉ định người bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp cho bị hại là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức và hành vi. Bị hại dưới 18 tuổi hay bị hại là

người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi; người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, nhất là bị hại dưới 18 tuổi không chỉ bị thiệt hại về thể chất, tinh thần và tài sản mà hành vi nguy hiểm cho xã hội của người phạm tội còn gây tác động lớn đến tâm lý của họ về sau. Trong thực tiễn không phải bị hại nào, nhất là người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi; người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hay người đại diện của họ có thể tự bảo vệ người bị hại hay có điều kiện để nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích cho họ. Chính vì vậy mà quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại là người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi; người mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự không được đảo bảo trong thực tế. Đờng thời, Bộ luật này cũng chưa có quy định về thủ tục

đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Điều

này đã làm cho người đại diện của bị hại là người có khó khăn nhận thức, làm chủ hành vi; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự muốn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại nhưng họ khơng biết phải làm như thế nào. Vì vậy mà trong thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng thường vận dụng tương tự như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để tiến hành thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị hại (trong đó có bị hại là người bị Tịa án tun bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi). Thêm vào đó, Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành cịn chưa có quy định về thủ tục tố tụng đối với bị cáo là người bị Tòa án tuyên bố hạn

chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi; bị hại và người làm chứng là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi. Như quan điểm của tác giả, bị cáo là người bị Tòa án

tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức và hành vi; bị hại là người bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong

tuổi nên cũng cần có những quy định riêng (thủ tục đặc biệt) đối với họ như là người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi nhằm đảm bảo quyền an ninh cá nhân của họ, tránh các trường hợp oan, sai.

3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam nhằm đảm bảo quyền tự do và an toàn cá nhân Tố tụng hình sự Việt Nam nhằm đảm bảo quyền tự do và an toàn cá nhân

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được tái thiết với rất nhiều nội dung mới nhằm đáp ứng sự những đòi hỏi từ nhu cầu của thực tiễn. Những sự thay đổi đó chính là sự phản ánh một cách rõ nét những chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự nói riêng được đề cập tại các Nghị quyết về cải cách tư pháp, do vậy, để những nội dung đó nhanh chóng đi vào thực tiễn thì việc đề ra những phương hướng bước đầu là hết sức cần thiết.

Đờng thời với việc hồn thiện một số quy định thuộc Bộ luật Tố tụng hình sự nêu trên, các cơ quan chức năng cũng cần tiến hành đồng bộ các giải pháp khác góp phần nhằm đảm bảo quyền tự do và an toàn cá nhân của con người. Cụ thể:

Thứ nhất, cần nâng cao năng lực pháp luật, ý thức pháp luật và đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của cán bộ áp dụng pháp luật (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm):

Có thể nói rằng, bảo đảm quyền con người phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện của các quy định pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Tuy nhiên, dù pháp luật có quy định đầy đủ và cụ thể đến đâu thì hiệu quả của nó vẫn phụ thuộc phần lớn vào quan điểm, nhận thức của người áp dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Và trên thực tế, chúng ta không thể không khẳng định rằng một số khơng ít những người tham gia tố tụng hiện nay có trình độ chuyên môn chưa cao, hiểu biết và áp dụng pháp luật còn non kém dẫn đến tình trạng oan sai diễn ra ngày một nhiều [28, tr.153-154].

của những người tiến hành tố tụng là giải pháp quan trọng đảm bảo cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đáp ứng yêu cầu tôn trọng và bảo đảm quyền con người nói chung, quyền an tồn cá nhân nói riêng. Theo tôi, để thực hiện giải pháp này, cần tiến hành các biện pháp như: Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho Kiểm sát viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông qua các lớp tập huấn nghiệp vụ trong ngành; chú trọng công tác tự đào tạo và đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho kiểm sát viên. Đồng thời thường xuyên rà soát, đánh giá thực chất năng lực trình độ, sở trường công tác của từng cán bộ để có kế hoạch đào tạo bời dưỡng và phân cơng nhiệm vụ; phát huy sở trường, năng lực của mỗi người để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Chú trọng công tác tự đào tạo, đào tạo tại chỗ (Kiểm sát viên có chức danh cao hơn hướng dẫn kiểm sát viên có chức danh thấp hơn, Kiểm sát viên hướng dẫn Kiểm tra viên...); Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, chính sách pháp luật, nhất là chính sách nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội, quan điểm bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cho cán bộ cơ quan tiến hành tố tụng các cấp.

Thứ hai, cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của Viện Kiểm sát nhân

dân các cấp đối với việc áp dụng pháp luật hình sự vào thực tiễn. Theo đó, Viện Kiểm sát với tư cách là cơ quan tiến hành tố tụng có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp, sẽ thường xuyên tiến hành các hoạt động trong phạm vi chức năng của mình để đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện và xử lý những sai phạm có liên quan tới việc áp dụng, thi hành các quy định của Bộ luật Hình sự nhằm tránh các trường hợp người phạm tội bị xử phạt quá nặng hoặc quá nhẹ, khơng tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm, hậu quả do tội phạm gây ra, cũng như mức độ nguy hiểm của nhân thân người phạm tội.

Thứ ba, giữa các cơ quan tiến hành tố tụng cần thường xuyên tổ chức tổng kết,

trao đổi kinh nghiệm về những khó khăn, vướng mắc, sai lầm trong việc áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự, qua đó phổ biến tinh thần pháp luật đúng đắn cho các cán bộ

cơ quan tư pháp, đặc biệt là những cán bộ tư pháp thuộc vùng sâu, vùng xa. Hoạt động này sẽ có tác động gián tiếp tới những cơ quan và người có thẩm quyền nhằm bảo đảm các quy định của Bộ luật Hình sự được áp dụng một cách có căn cứ, đúng người, đúng tội. Ngồi ra cần có sự phối hợp đờng bộ và hiệu quả giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan hữu quan khác (ví dụ như: Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện Kiểm sát, Cơ quan thi hành án...). Mỗi chủ thể này khi tham gia vào hoạt động này họ được Nhà nước và xã hội giao cho những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng mà các chủ thể khác khơng có. Việc mỗi cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình là đúng, nhưng chưa đủ, mà điều cần thiết là phải có sự phối hợp, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để pháp luật hình sự phát huy hiệu quả một cách tốt nhất.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho mọi

người dân, chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để mỗi người dân đều nhận thức được và có biện pháp tự bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân của mình.

Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm. Tăng cường công tác

kiểm tra, kịp thời biểu dương, phổ biến kinh nghiệm của những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam; đờng thời có hình thức xử lý nghiêm minh đối với những tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam. Thường xuyên kiểm tra nghiệp vụ công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam, từ đó phát hiện vi phạm, thiếu sót để chỉ đạo khắc phục kịp thời; đồng thời tổng kết, rút kinh nghiệm. Những kinh nghiệm hay cần được phổ biến rộng rãi để làm bài học kinh nghiệm cho các đơn vị, địa phương khác học tập; phải có hình thức khen thưởng để động viên cho những đơn vị, cá nhân hồn thành tốt nhiệm vụ. Những vi phạm, thiếu sót cần phải được rút kinh nghiệm kịp thời và xử lý nghiêm minh.

KẾT LUẬN

Về cơ bản, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có sự cập nhật, phản ánh một cách đầy đủ hơn so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về những nội dung của chính sách pháp luật tố tụng hình sự được đề cập trong các Nghị quyết quan trọng của Đảng góp phần bảo đảm quyền tự do và an toàn cá nhân của con người.

Theo đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm nhiều điểm có liên quan tới việc bảo đảm các quyền con người đó là: việc sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự như: nguyên tắc suy đoán vô tội; không ai bị kết án hai lần vì một tội danh, tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội...Đờng thời, các nhà làm luật cũng hoàn thiện thủ tục tố tụng hình sự, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập của thực tiễn, tăng quyền, tăng trách nhiệm cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán. Thêm vào đó, bộ luật quy định bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, bắt buộc kiểm sát viên phải hỏi cung khi bị can kêu oan hoặc khi phát hiện hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Đây là những nội dung rất mới, là cơ sở quan trọng để hướng tới mục đích của tố tụng hình sự nhằm xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Tuy nhiên thực trang đã và đang xảy ra đó là bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt lập pháp thì quyền tự do và an toàn cá nhân của con người ở Việt Nam trong lĩnh vực tố tụng hình sự vẫn có nhiều khả năng bị xâm phạm. Điều này đòi hỏi những người áp dụng pháp luật cần có sự nhìn nhận lại nhằm tránh làm oan người vô tội cũng như bỏ lọt tội phạm. Trong phạm vi của Luận văn, người viết mong rằng có thể đóng góp một phần nào đó cùng với các cơng trình khác về đề tài này, để có thể đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do và an toàn cá nhân bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)