Hoàn thiện quy định liên quan đến vấn đề xét xử công bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do và an toàn cá nhân bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 94 - 96)

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và

3.2.3. Hoàn thiện quy định liên quan đến vấn đề xét xử công bằng

Thứ nhất, nguyên tắc suy đoán vô tội tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự năm

2015

Theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì đây cần được coi là một nguyên tắc hồn tồn mới của Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam. Nguyên tắc này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với thái độ của xã hội, của Nhà nước trong việc dùng pháp luật để điều chỉnh các hành vi xã hội, trong quan hệ của Nhà nước đối với cá nhân. Nguyên tắc suy đoán về tính hợp pháp của hành vi có nghĩa là: Hành vi của cá nhân phải luôn luôn được coi là hợp pháp khi chưa chứng minh được điều ngược lại [15, tr.35]. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó, người viết cho rằng tại Đoạn 2 của Điều 13 quy định về nguyên tắc này cần thay cụm từ “không đủ và không thể làm sáng tỏ” bằng cụm từ “không thể chứng

minh”. Bởi lẽ “làm sáng tỏ” mang ý nghĩa tương đối trừu tượng và chưa thể biết đến giới

hạn nào thì được coi là sáng tỏ, vậy nên việc sử dụng cụm từ này sẽ tạo thành kẽ hở của pháp luật, dễ dẫn tới những trường hợp oan sai, người bị buộc tội bị kết tội khi chưa đầy đủ căn cứ. Thêm vào đó, việc sử dụng cụm từ “chứng minh” sẽ làm tăng thêm tính đờng bộ, thống nhất về mặt từ ngữ trong nội bộ Điều luật và giữa các quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự với nhau mà cụ thể là Điều 15 – Xác định sự thật của vụ án.

Mặt khác, Điều 13 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vẫn chưa ghi nhận hết những nội dung quan trọng của nguyên tắc này, theo đó một nội dung khác cũng rất quan trọng mà đã được nhiều nước tiên tiến trên thế giới thừa nhận nhưng chưa được các nhà làm luật của nước ta luật hóa đó là: mọi nghi ngờ về hành vi phạm tội của người bị buộc tội, nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục bằng luật tố tụng hình sự thì phải được giải thích có lợi cho họ [31, tr.107].

Xuất phát từ những phân tích trên, người viết kiến nghị hướng sửa đổi Điều 13 nguyên tắc Suy đoán vơ tội - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

“Điều 13. Suy đốn vơ tội …………………..

Mọi nghi ngờ về hành vi phạm tội của người bị buộc tội, nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì phải được giải thích có lợi cho họ.

Khi khơng thể chứng minh căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do

Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”.

Thứ hai, nguyên tắc xác định sự thật của vụ án tại Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình

sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Nếu theo quy định này thì các nhà làm luật chỉ yêu cầu người, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụ ng thu thập, làm rõ: chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. Trong khi đó, tại Điều 26 của Bộ luật này quy định nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo thì lại nêu rằng: mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, t ình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, … xử lý vật chứng và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ tại phiên tòa. Như vậy, có thể thấy, Điều 15 đang liệt kê chưa đầy đủ các tài liệu, chứng cứ mà cá nhân, cơ quan có thẩm

quyền tiến hành tố tụng phải thu thập, làm rõ để phục vụ cho việc xét xử của Tòa án nhằm đảm bảo tính cơng minh của pháp luật.

Xuất phát từ những phân tích trên, người viết kiến nghị hướng sửa đổi Điều 15 nguyên tắc xác định sự thật của vụ án - Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

“Điều 15. Xác định sự thật của vụ án ……………….

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc

tội và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền tự do và an toàn cá nhân bằng pháp luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)