Về mức vốn điều lệ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về sáp ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 41 - 42)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Quy định về điều kiện sáp nhập

2.1.4. Về mức vốn điều lệ:

Khi tiến hành sáp nhập, NHTMCP phải đảm bảo sau khi sáp nhập mức vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định và tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này nhằm tránh rủi ro cho tổ chức và hoạt động của NH sau khi nhận sáp nhập. Trên thực tế việc sáp nhập có thể khiến NH nhận sáp nhập tăng mức nợ xấu cần xử lý, tuy nhiên các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động vẫn luôn phải duy trì ở mức độ hợp pháp.

Trong Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 04/2010/TT-NHNN, có ghi nhận thêm điều khoản điều kiện sáp nhập đối với TCTD được phép sáp nhập đó là: “TCTD tham gia sáp nhập có thời gian hoạt động tối thiểu là 05 (năm) năm kể từ thời điểm khai trương hoạt động”.Quy định này có lẽ nhằm tránh sự thành lập mới các TCTD. Bởi khoảng thời gian trên sẽ hạn chế các chủ thể muốn lập mới NH, nếu hoạt động không tốt cũng phải sau 05 năm mới có thể tiến hành sáp nhập với một NH khác. Điều này phù hợp với mục đích ra đời của Dự thảo thông tư mới: điều chỉnh xu hướng tái cơ cấu lại hệ thống TCTD

theo hướng sáp nhập, hợp nhất để có thể hình thành nên những TCTD mới có quy mô vốn, tổng tài sản, mạng lưới khách hàng lớn, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của NHTM để làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường chung. Tuy nhiên quy định này lại hạn chế những trường hợp NH hoạt động chưa đủ 05 năm nhưng bị lâm vào tình trạng khó khăn, nếu không được sáp nhập thì bắt buộc họ phải duy trì tình trạng trên đợi đến lúc đủ điều kiện sáp nhập hay lựa chọn một giải pháp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về sáp ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 41 - 42)