Các quy định hạn chế tậptrung kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về sáp ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 36 - 38)

5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Quy định về điều kiện sáp nhập

2.1.1. Các quy định hạn chế tậptrung kinh tế

Luật cạnh tranh 2004 có quy định sáp nhập là một trong những hành vi tập trung kinh tế. Theo đó trường hợp tập trung kinh tế bị cấm nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan trừ trường hợp một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; hoặc doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Như vậy để tiến hành sáp nhập, trước hết các NHTMCP cần đảm bảo thị phần kết hợp của chúng không vượt quá 50% trên thị trường liên quan trừ một số ngoại lệ. Nếu trường hợp các NH tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo cho cho quan cạnh tranh biết trước khi tiến hành.

Tuy nhiên, hiện nay các NH đang cung cấp dịch vụ trọn gói rất phổ biến. Một NH có thể cung cấp cho khách hàng một gói dịch vụ bao gồm nhiều dịch vụ như cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng, chiếu khấu hối phiếu…Vì vậy, cần quy định rõ cách tính thị phần là theo từng dịch vụ, để tránh trường hợp áp dụng sai có thể dẫn đến không thể sáp nhập thành công do vi phạm quy định về tập trung kinh tế. Vì tính đặc thù của ngành NH trong cạnh tranh từng loại dịch vụ, nên quy định của pháp luật về sáp nhập nên quy định cụ thể, việc

sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt thường sẽ cho kết quả chính xác hơn, tránh trường hợp NH lợi dụng cách tính để gây nên tình trạng độc quyền [22].

Đối với các ngoại lệ, Luật Cạnh tranh 2004 đưa ra trường hợp doanh nghiệp “đang trong nguy cơ bị giải thể” hoặc “lâm vào tình trạng phá sản”. Điều kiện xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản được ghi nhận trong Nghị định 05/2010/NĐ-CP về việc áp dụng Luật phá sản đối với các TCTD: “TCTD không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi NHNN Việt Nam đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt được coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Theo quy định trên, đối với việc xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản để được phép sáp nhập mà thị phần vượt quá 50% trên thị trường liên quan, cần phải giải quyết một số vấn đề khác như xác định khả năng thanh toán, áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán…Tức là khi lâm vào tình trạng phá sản, TCTD phải trải qua những quy trình và thủ tục kiểm soát nhất định của cơ quan có thẩm quyền. Để xác định trường hợp ngoại lệ này cho việc sáp nhập, chúng ta có thể dựa trên những quy định trong luật khá rõ ràng như trên.

Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ được quy định bởi khái niệm “đang trong nguy cơ bị giải thể” lại khó có căn cứ để xác định trên thực tế. Luật Doanh nghiệp 2005 có đưa ra các trường hợp giải thể đối với doanh nghiệp, nhưng không có điều khoản nào giải thích về khái niệm đang trong nguy cơ giải thể. Như vậy những quy định cho phép xác định một TCTD“đang trong nguy cơ bị giải thể” để tiến hành sáp nhập còn khá bất cập. Bên cạnh đó còn có quy định về trường hợp ngoại lệ khác là “việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ kỹ

thuật, công nghệ”. Cách ghi nhận như trên cũng mang tính chất chung chung, khó có tiêu chí cụ thể để xác định và áp dụng thực tế. Ở mức độ nào được coi là mở rộng xuất khẩu, đóng góp phát triển kinh tế hoặc phát triển kinh tế-xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thì chưa có văn bản hướng dẫn. Từ đây có thể thấy quy định về điều kiện sáp nhập NHTMCP liên quan đến khía cạnh kiểm soát tập trung kinh tế còn phần nào chưa được hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về sáp ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 36 - 38)