Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ước ATA và khả năng thực thi của ngành hải quan trong thời gian tới (Trang 43 - 51)

tục đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất

a) Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2005 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước ngồi (sau đây gọi tắt là Nghị định số 12/2006/NĐ-CP)

Điều 12 quy định về tạm nhập - tái xuất như sau:

1. Thương nhân được quyền kinh doanh tạm nhập - tái xuất hàng hóa theo các quy định sau đây:

a) Việc tạm nhập - tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa thuộc Phụ lục số 02, số 03 kèm theo Nghị định này (nếu có quy định cấp phép) thương nhân phải có giấy phép của Bộ Thương mại (nay là Bộ Cơng thương).

b) Đối với các loại hàng hóa khác khơng thuộc điểm a khoản 1 Điều này, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm nhập - tái xuất tại hải quan cửa khẩu.

2. Hàng hóa tạm nhập - tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn thương nhân có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi làm thủ tục đề

nghị gia hạn; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá ba mươi ngày và không quá hai lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập - tái xuất.

3. Hàng tạm nhập - tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

4. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập - tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Tạm nhập - tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc ký sau hợp đồng nhập khẩu [7].

Điều 13 quy định về các hình thức tạm nhập - tái xuất khác như sau: 1. Hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu khơng thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, được phép tạm nhập - tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngồi để sản xuất, thi cơng. Thủ tục tạm nhập - tái xuất giải quyết tại hải quan cửa khẩu. Việc tạm nhập - tái xuất các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý bằng giấy phép thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12.

2. Thời hạn tạm nhập - tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với hải quan cửa khẩu.

3. Thương nhân được quyền tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập - tái xuất giải quyết tại hải quan cửa khẩu [7].

Điều 14 quy định về tạm xuất tái nhập hàng hóa như sau:

1. Thương nhân được tạm xuất tái nhập các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê, theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi cơng, cho th với nước ngồi. Thủ tục tạm xuất tái nhập quy định như sau:

a) Hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hóa thuộc Phụ lục số 02, số 03 kèm theo Nghị định này (nếu có quy định cấp phép) phải có giấy phép của Bộ Thương mại.

b) Các loại hàng hóa khác khơng thuộc điểm a khoản 1 Điều này, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm xuất tái nhập tại hải quan cửa khẩu.

2. Thời hạn tạm xuất tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với hải quan cửa khẩu.

3. Hàng hóa tạm xuất quy định tại Điều này được phép nhượng bán, biếu tặng, trả lại khách hàng nước ngoài hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài theo thỏa thuận trong hợp đồng của thương nhân với bên nước ngoài, trừ hàng hóa tạm xuất tái nhập thuộc điểm a khoản 1 Điều này phải có giấy phép của Bộ Thương mại trước khi thực hiện thỏa thuận với bên nước ngoài. Thủ tục thanh khoản lô hàng tạm xuất đó giải quyết tại hải quan cửa khẩu, nơi làm thủ tục tạm xuất khẩu.

4. Việc thanh toán tiền hàng máy móc, thiết bị thi cơng, phương tiện vận tải nhượng bán hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

hoặc các quy định hiện hành về đầu tư ra nước ngoài của thương nhân Việt Nam [7].

b) Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan (sau đây gọi tắt là Nghị định số 154/2005/NĐ-CP)

Điều 30 quy định về hàng hóa tạm nhập - tái xuất để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm

1. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm (dưới đây gọi chung là hàng hóa tạm nhập)

a) Hàng hóa tạm nhập được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc kiểm tra tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;

b) Hàng hóa tạm nhập thuộc diện cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện muốn bán, tặng, trao đổi tại Việt Nam phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Hàng hóa tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu hàng hóa ở nước ngồi (dưới đây gọi chung là hàng hóa tạm xuất)

a) Hàng hóa tạm xuất được làm thủ tục hải quan tại trụ sở hải quan cửa khẩu hoặc tại địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu;

b) Hàng hóa tạm xuất thuộc diện cấm xuất khẩu, xuất khẩu có điều kiện muốn bán, tặng, trao đổi tại thị trường nước ngoài phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Hàng hóa tạm nhập thuộc diện cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm xuất thuộc diện cấm xuất khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cùng một cửa khẩu [6].

Điều 31 quy định về việc tạm xuất, tái nhập có thời hạn đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp như sau:

1. Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp cần thiết cho công việc của người xuất cảnh, nhập cảnh được tạm xuất, tạm nhập trong thời hạn nhất định, phù hợp với yêu cầu công việc của người xuất cảnh, nhập cảnh.

2. Hồ sơ hải quan gồm:

a) Tờ khai hải quan; bản kê chi tiết hàng hóa; b) Văn bản đề nghị của người khai hải quan; c) Vận tải đơn (đối với hàng tạm nhập);

d) Giấy tờ xác nhận cơng việc có sử dụng máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm xuất, tạm nhập của cơ quan, tổ chức nơi người xuất cảnh, nhập cảnh công tác [6].

Điều 32 quy định việc tạm nhập, tái xuất linh kiện, phụ tùng để phục vụ việc thay thế, sửa chữa của tàu biển, tàu bay nước ngoài như sau:

1. Các hãng vận tải đường biển, đường hàng khơng nước ngồi có tàu biển, tàu bay đến sửa chữa tại Việt Nam được phép gửi linh kiện, phụ tùng tới để phục vụ việc sửa chữa.

2. Linh kiện, phụ tùng tạm nhập - tái xuất để phục vụ việc thay thế, sửa chữa của tàu bay, tàu biển nước ngồi do chính chính tàu bay, tàu biển đó mang theo khi nhập cảnh hoặc gửi trước, gửi sau theo địa chỉ của đại lý hãng tàu hoặc của nhà máy sửa chữa.

3. Người khai hải quan là người điều khiển tàu bay, tàu biển hoặc đại lý hãng tàu hoặc nhà máy sửa chữa. Người khai hải quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng linh kiện, phụ tùng tạm nhập đúng mục đích đã khai báo và thanh khoản.

4. Hồ sơ hải quan gồm:

a) Tờ khai hải quan; bản kê chi tiết hàng hóa; b) Văn bản đề nghị của người khai hải quan;

c) Vận tải đơn (đối với hàng tạm nhập) [6].

c) Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 quy định về việc hướng dẫn thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Thông tư số 194/2010/TT-BTC)

Điều 37 quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất như sau:

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Ngồi ra do tính đặc thù của loại hình này, một số nội dung được hướng dẫn thêm như sau:

1. Địa điểm làm thủ tục hải quan:

a) Hàng hóa kinh doanh doanh nghiệp chỉ được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu;

b) Hàng hóa khi tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu tái xuất;

c) Hàng hóa tạm nhập - tái xuất là hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu thì phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất được phép đi qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì việc giám sát hàng hóa trong q trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất áp dụng như đối với hàng chuyển cửa khẩu.

2. Quản lý hàng tạm nhập - tái xuất

a) Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải nộp một bản sao và xuất trình bản chính tờ khai hàng tạm nhập;

b) Hàng hóa tạm nhập có thể được chia thành nhiều lơ hàng để tái xuất. Khi tái xuất, doanh nghiệp phải tái xuất một lần hết lượng hàng khai trên một tờ khai tái xuất;

c) Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan

c.1) Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập để tái xuất thuộc danh mục hàng cấm nhập thực hiện theo điểm c khoản 1 Điều này;

c.2) Giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu;

c.2.1) Thương nhân chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong trong thời hạn lưu lại tại Việt Nam và vận chuyển tới cửa khẩu xuất hàng;

c.2.2) Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu tạm nhập hàng nhưng hàng hóa được tái xuất tại cửa khẩu khác thì Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập lập Biên bản bàn giao hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất; việc giám sát hàng hóa được thực hiện bằng niêm phong hải quan;

c.2.3) Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì sau khi hồn thành thủ tục tái xuất hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất (bản lưu hải quan) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, thanh khoản tờ khai theo quy định.

d) Hàng hóa tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất khẩu qua cửa khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa xuất hết, nếu có lý do chính đáng và cịn trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP thì Lãnh đạo Chi cục

Hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp;

e) Việc gia hạn thời hạn tạm nhập - tái xuất đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP được thực hiện như sau:

e.1) Thời hạn ghi trong giấy phép tạm nhập - tái xuất của Bộ Công thương là thời hạn để thương nhân làm thủ tục hải quan cho lô hàng tạm nhập vào Việt Nam.

e.2) Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất đã hoàn thành thủ tục tạm nhập vào Việt Nam được lưu tại Việt Nam theo thời hạn quy định. Nếu thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, Lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận thời gian gia hạn theo quy định, ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản sao; không yêu cầu thương nhân phải xin phép bổ sung của Bộ Công thương.

3. Thanh khoản tờ khai tạm nhập

a) Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hóa chịu trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm nhập;

b) Hồ sơ thanh khoản được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 119 Thông tư này;

c) Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 132 Thông tư này;

d) Trường hợp hàng hóa tạm nhập nhưng khơng tái xuất hết, doanh nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi cơ quan hải quan. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hàng giải quyết thủ tục nhập khẩu và thanh khoản tờ khai tạm

nhập, không đăng ký tờ khai mới, doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định. Thời hạn nộp thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.

Hàng hóa tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa phải tuân thủ chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu như hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh [5, tr. 59].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ước ATA và khả năng thực thi của ngành hải quan trong thời gian tới (Trang 43 - 51)