GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HẢI QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ước ATA và khả năng thực thi của ngành hải quan trong thời gian tới (Trang 89 - 95)

hình xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động khác phục vụ kịp thời cho công tác hoạch định, chỉ đạo, điều hành về các chính sách kinh tế, thương mại và thuế của các cơ quan nhà nước.

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT HẢI QUAN HẢI QUAN

Mục tiêu phát triển chiến lược của ngành Hải quan đến năm 2020 là xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng hải quan đạt trình độ chun nghiệp, chun sâu có trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Với mơ hình quản lý hải quan hiện đại, xây dựng quy trình thủ tục hải quan thuận lợi, khoa học, tập trung và tự động hóa hồn tồn việc xử lý thơng tin, trao đổi dữ liệu điện tử, tự động hóa các khâu nghiệp vụ hải quan, áp dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin vào quản lý ngành Hải quan, nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới, nhất là từ khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới. Trước xu thế và mục tiêu đó, chúng ta cần xây dựng hệ thống các quy định pháp lý

đồng bộ tập trung vào các vấn đề:

Thứ nhất, xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động hải quan theo yêu cầu của đất nước và hướng tới đạt các chuẩn mực của quốc tế. Đẩy nhanh tiến độ nội luật hóa các điều ước, cơng ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực hải quan nhằm thỏa mãn và đáp ứng yêu cầu của WTO, của tiến trình hội nhập và của các cam kết mà Việt Nam đã gia nhập bằng việc:

Tiến hành rà sốt và hệ thống hóa tồn bộ các văn bản pháp luật về hải quan thuộc thẩm quyền do Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan ban hành trên cơ sở đối chiếu với các cam kết quốc tế của Việt Nam có liên quan, cụ thể:

- Thống kê và rà sốt lại tổng số điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động hải quan, phân loại điều ước một cách chi tiết (song phương, đa phương...).

- Rà soát, đối chiếu quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu và biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên cơ sở hệ thống điều hịa và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.

- Rà sốt và hệ thống hóa các quy phạm pháp luật có nội dung về xác định trị giá hải quan đối chiếu với các nguyên tắc về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở quy định của Điều VII Hiệp định GATT và Hiệp định về việc thi hành Điều VII Hiệp định GATT.

- Rà soát lại quy định trong hệ thống pháp luật về hoạt động hải quan theo hướng đảm bảo quyền khiếu nại rõ ràng cho các doanh nghiệp.

- Rà sốt và hệ thống hóa lại các quy định về biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ thơng qua việc làm thủ tục và kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPs và các hiệp định song phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Thứ hai, hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động hải quan bảo đảm tính thống nhất trong chương trình xây dựng và hồn thiện pháp luật Việt Nam, đảm bảo các yêu cầu quy định kịp thời, đầy đủ, chặt chẽ, thống

nhất với việc thực hiện Đề án 30 về Cải cách thủ tục hành chính (Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ) thông qua các hoạt động.

- Thực trạng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hải quan đã và đang bộc lộ những hạn chế, những thiếu sót. Đó là: nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành cịn có tình trạng chắp vá, mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất trong một văn bản cũng như cả văn bản với hệ thống pháp luật. Nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề nhưng nội dung quy định lại khác nhau, gây khó khăn và khơng thống nhất trong việc thi hành. Tồn tại nhiều lỗ hổng pháp lý, nhiều lĩnh vực chuyên ngành chưa được quy định cụ thể rõ ràng, điều chỉnh kịp thời dẫn đến quản lý nhà nước về hải quan bị lợi dụng, luồn lách tác động ảnh hưởng xấu tới sự lành mạnh của nền kinh tế cũng như ảnh hưởng xấu tới tâm lý của doanh nghiệp và người dân đối với thể chế Nhà nước và sự thừa hành nhiệm vụ của ngành Hải quan.

- Nhiều quy định của pháp luật nhất là luật, pháp lệnh phần lớn chỉ dừng ở nguyên tắc chung, mang tính chất khung, thiếu cụ thể, buộc phải quy định bổ sung, hướng dẫn, chi tiết hóa mới thi hành được, làm giảm hiệu lực thực tế của văn bản, làm cho văn bản chậm đi vào cuộc sống; chưa thực hiện được nguyên tắc là bảo đảm tính đồng bộ, đồng thời trong ban hành văn bản, trong những trường hợp luật, pháp lệnh quy định phải ban hành đồng thời các nghị định, quyết định, thông tư, các văn bản khác để triển khai thực hiện.

Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động hải quan theo yêu cầu của cải cách phát triển và hiện đại hóa theo mơ hình quản lý hải quan hiện đại.

Đẩy mạnh hiện đại hóa hải quan, hiện đại hóa hoạt động hải quan theo hướng cải cách quy trình thủ tục hải quan theo định hướng tự động hóa, dựa trên các chuẩn mực và thông lệ hải quan quốc tế, nghiên cứu tham gia và áp dụng triệt để các chuẩn mực cơ bản của Công ước Kyoto về đơn giản hóa và hài hịa thủ tục hải quan; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ mới, hiện đại và các thành tựu của khoa học công nghệ về hoạt động kiểm tra giám sát, ứng

dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; đầu tư, tăng cường trang thiết bị phục vụ kiểm tra hải quan và hoạt động chống bn lậu; nâng trình độ quản lý của Hải quan Việt Nam lên ngang tầm của các nước trong khu vực là xu thế tất yếu khách quan và là nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành.

Thứ tư, tăng cường công tác phối, kết hợp giữa Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan với các Bộ, cơ quan ban, ngành ở Trung ương cũng như ở địa phương; các tổ chức dân chính; đảng, đồn thể, đặc biệt là quan hệ cơng tác giữa các cơ quan có liên quan chặt chẽ đến hoạt động xuất, nhập cảnh như Thuế nội địa, Kho bạc Nhà nước, Quản lý thị trường, Ngân hàng, Cảnh sát, Bộ đội biên phòng...

Trong việc xây dựng và hồn thiện pháp luật nhằm minh bạch và cơng khai hóa các quy định để tạo cơ sở pháp lý thực sự cho công tác của ngành Hải quan, đặc biệt là công tác cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan, một số chế định mới mà cơ quan hải quan đang thực hiện và triển khai mới ở dạng văn bản dưới luật, chưa thực sự là cơ sở pháp lý mạnh mẽ và vững chắc để cơ quan hải quan và doanh nghiệp thực sự an tâm triển khai như: đại lý hải quan; cơ chế cho doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt; thủ tục hải quan một cửa,...

Để có văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, kịp thời tháo gỡ có hiệu quả những vướng mắc thuộc hệ thống chính sách vĩ mơ, cần thành lập một số nhóm chuyên viên trong từng lĩnh vực cụ thể. Tham mưu giúp lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo Tổng cục Hải quan dự thảo xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Luật Hải quan và chiến lược hiện đại hóa hải quan. Có thể sử dụng cả chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế để thực hiện nhiệm vụ này.

Cơ chế phối hợp giữa cơ quan hải quan và các Bộ, Ngành liên quan để giải quyết thủ tục thơng quan hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại hải quan cửa khẩu cần tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây:

- Xác định cụ thể tần suất xuất nhập khẩu của từng nhóm hàng hóa tại từng cửa khẩu; gắn với từng nhóm hàng hóa đó là các Bộ, Ngành chuyên môn liên quan; những vướng mắc chủ yếu của từng nhóm hàng khi thực hiện thủ tục thơng quan; những thực tiễn tốt từ khảo sát kinh nghiệm quốc tế, bao gồm cả những yêu cầu, điều kiện để thực hiện cơ chế phối hợp, những vấn đề cần lưu ý hoặc những bài học kinh nghiệm khi xây dựng cơ chế phối hợp tại những quốc gia được khảo sát;

- Xác định mơ hình tổ chức của Hải quan cửa khẩu trên cơ sở biệt phái cán bộ của Bộ, Ngành dưới dự chỉ đạo của Chi cục trưởng hải quan cửa khẩu; chuẩn hóa quy trình giải quyết cơng việc của các lực lượng làm việc tại hải quan cửa khẩu;

- Xác định cơ chế phối hợp giải quyết những vấn đề chuyên ngành vượt thẩm quyền của hải quan cửa khẩu (hải quan và lực lượng liên ngành);

- Xác định yêu cầu về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của cơ quan hải quan tại cửa khẩu để đảm bảo các bộ, ngành chuyên môn phối hợp với hải quan trong việc thơng quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại hải quan cửa khẩu.

- Xác định cụ thể những cửa khẩu, nhóm hàng áp dụng cơ chế phối hợp theo hướng chỉ thực hiện tại những cửa khẩu có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn.

Cuối cùng, từ những mục tiêu mang tính chiến lược đặt ra yêu cầu cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật hải quan sâu rộng đến cán bộ, công chức hải quan, các đối tượng chịu sự quản lý của hải quan, đến tổ chức, cá nhân nhằm mục đích đưa các quy định của pháp luật hải quan vào đời sống xã hội và bảo đảm các yêu cầu của công tác quản lý hải quan theo mơ hình hiện đại và đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển của đất nước.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật hải quan đến các đối tượng chịu sự quản lý hải quan để các đối tượng hiểu đầy đủ và đúng các quy định của pháp

luật hải quan, đặc biệt là các quy định mới được nội luật hóa theo các cam kết quốc tế hoặc các quy định về quy trình thủ tục hải quan được xây dựng mới trên cơ sở áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.

- Tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức hải quan nhằm tạo sự chuyển biến, nâng cao tầm hiểu biết pháp luật, nâng cao năng lực pháp luật, từ đó có hành vi, có cách làm đúng và đẩy đủ pháp luật hải quan. Cơ quan hải quan là cơ quan có đặc thù, là thực thi tất cả các quy định liên quan đến hải quan và cả những chuyên ngành khác khơng thuộc lĩnh vực hải quan nhưng có hàng hóa, có sản phẩm xuất nhập khẩu hoặc lưu thông trong địa bàn quản lý của hải quan bao gồm: thuế, y tế, kiểm dịch, mơi trường, văn hóa... Q trình hội nhập địi hỏi pháp luật ln được thực thi một cách đúng, đầy đủ, công khai và minh bạch. Tuy nhiên, trình độ năng lực của cán bộ hải quan nhìn chung còn hạn chế về nhiều mặt. Một bộ phận cán bộ, công chức hải quan chưa có quyết tâm cao trong cải cách và hiện đại hóa, cịn lúng túng khi giải quyết những cơng việc phức tạp; một bộ phận cán bộ có biểu hiện tiêu cực, vụ lợi và gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp.... Do vậy việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là cần thiết và cấp bách.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật hải quan rộng rãi nhằm mục tiêu công khai, minh bạch, nhất quán hướng tới một nội dung quan trọng trong cải cách hành chính nhằm chống tiêu cực, phiền hà và sách nhiễu của cán bộ hải quan, những người thay mặt Nhà nước thực thi pháp luật hải quan. Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp để trao đổi, giải quyết vướng mắc, tuyên truyền pháp luật hải quan, tuyên truyền miệng, thông qua cơ quan thông tấn, báo chí, tổ chức các hội nghị, hội thảo, qua mạng Internet... để công khai các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan và các văn bản hướng dẫn có liên quan, bao gồm cả dịch ra tiếng Việt và cả nguyên văn của các văn bản đó, có thể đăng tải những thơng tin khác mà doanh nghiệp cần biết trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên trang Website Hải quan Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ước ATA và khả năng thực thi của ngành hải quan trong thời gian tới (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)