Giải pháp trước mắt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ước ATA và khả năng thực thi của ngành hải quan trong thời gian tới (Trang 95 - 96)

Xuất phát từ những bất cập về thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất nêu trên, trước mắt ngành Hải quan cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

- Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách:

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nguy cơ thẩm lậu vào nội địa cao như thuốc lá, rượu, bia,... cần có quy định chặt chẽ về điều kiện, giới hạn cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu; hàng tạm nhập phải được lưu giữ, bảo quản tại khu vực cửa khẩu;

+ Không cho phép tiêu thụ nội địa đối với một số mặt hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất thuộc Danh mục hàng hóa khơng khuyến khích nhập khẩu theo thơng báo của Bộ Công thương;

+ Quy định điều kiện và rút ngắn thời gian hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam không quá 30 ngày và không cho phép gia hạn thời gian lưu giữ tại Việt Nam.

- Nhóm giải pháp về chính sách thuế:

Thu thuế hàng hóa tạm nhập như đối với hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu và chỉ hồn thuế khi hàng hóa tái xuất tại Việt Nam trong thời hạn quy định (hoặc doanh nghiệp phải có bảo lãnh).

- Nhóm giải pháp về cơng tác giám sát quản lý của cơ quan hải quan: + Tăng cường công tác giám sát hàng hóa tạm nhập - tái xuất qua biên giới;

+ Cá thể hóa trách nhiệm trong việc phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong và ngồi ngành Hải quan;

+ Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa bằng cách nghiên cứu xây dựng đề án giám sát bằng seal định vị đối với loại hình hàng hóa vận chuyển bằng container;

+ Tăng cường công tác thanh khoản hàng hóa tạm nhập tái xuất;

+ Tăng cường giáo dục trách nhiệm và liêm chính hải quan tới từng cơng chức hải quan thừa hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công ước ATA và khả năng thực thi của ngành hải quan trong thời gian tới (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)