Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật về doanh nghiệp, về hải
quan, về thuế để tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ nhưng minh bạch và phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan. Nếu
hoạt động kiểm tra sau thông quan phát hiện kịp thời các gian lận thì một mặt chống thất thu ngân sách có hiệu quả, mặt khác phát ra tín hiệu cảnh báo ngăn ngừa những doanh nghiệp có ý định gian lận. Muốn vậy, phải tăng cường lực lượng và nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra sau thông quan.
Thứ ba, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin chung về doanh nghiệp theo
hướng xây dựng chính phủ điện tử. Thông tin là cơ sở cho mọi quyết định quản lý. Muốn có quyết định quản lý đúng, cần phải có thơng tin tốt. Muốn vậy, cần phải có cơ chế kết nối thơng tin điện tử giữa các cơ quan quản lý nhà nước như: cơ quan thuế, cơ quan hải quan, cơ quan công an, quản lý thị trường,... để hình thành kho dữ liệu chung về doanh nghiệp. Đây là nền tảng để cơ quan hải quan phát huy tác dụng trong công tác kiểm tra, giám sát và chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Thứ tư, cần tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ
công tác quản lý hải quan. Việc chống gian lận về chủng loại hàng, mã hàng, số lượng hàng hóa tạm nhập tái xuất phụ thuộc rất lớn vào máy móc, thiết bị, đặc biệt là các thiết bị soi đặc chủng và thiết bị giám định. Những thiết bị này
sẽ giúp nâng cao chất lượng giám sát hải quan và cơng tác kiểm hóa của cơ quan hải quan.
Thứ năm, cần đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế về hải quan và nâng
cao hiệu quả hoạt động của tình báo hải quan. Phải hoàn thiện cơ chế phối hợp với hải quan các nước, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tăng cường lực lượng tình báo hải quan.
Thứ sáu, quản lý có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật, máy móc