Sự cần thiết của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ quyền con người bằng các quy định về trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Trang 85 - 88)

định pháp luật hình sự về trách nhiệm hình sự góp phần bảo vệ quyền con ngƣời ở Việt Nam hiện nay.

Thông qua các nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo vệ các quyền con người bằng những quy định về TNHS trong chương 1; sự thể hiện nội dung bảo vệ các quyền con người bằng những quy định cụ thể trong Phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng một số quy định về TNHS tại chương 2 cho thấy, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường bảo vệ các quyền con người là cần thiết thể hiện dưới các mặt sau đây.

Thứ nhất, về mặt lập pháp. Kết quả sau gần 30 năm đổi mới đã mang lại cho Việt Nam thành tựu phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo tương đối ổn định. Để đạt được những thành tự đó, không thể không kể đến vai trò quan trọng của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Pháp luật hình sự là công cụ hữu hiệu trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Để đáp ứng được vị trí, vai trò này, pháp luật hình sự phải cho thấy sự tương thích với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trải qua khoảng thời gian dài thi hành trên thực tế, Bộ luật hình sự năm 1985 và năm 1999 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ chủ quyền an ninh đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và các tổ chức, tạo dựng môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng môi trường sống lành mạnh, an toàn cho người dân; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Với nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần xác định là "tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền

công dân". Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận một chương riêng về quyền con người và quyền công dân, vì vậy đặt ra yêu cầu tiếp tục hoàn thiện cả hệ thống pháp luật mà trong đó có pháp luật hình sự. Mặt khác, về kỹ thuật lập pháp, nhiều chế định chưa có sự nhất quán giữa phần chung và phần các tội phạm, tạo ra những khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trên thực tế. Thêm nữa, việc hướng dẫn thi hành bộ luật hình sự vẫn còn chưa kịp thời và đầy đủ. Có trường hợp đã có hướng dẫn nhưng lại

nằm rải rác tại nhiều văn bản mà chưa được tập hợp, hệ thống hóa [39]... Nhiều văn

bản hướng dẫn đã được ban hành từ lâu, chưa rõ ràng, không theo kịp tình hình thực tế cũng như Bộ luật hình sự mới được sửa đổi. Vì vậy, việc sửa đổi, chỉnh lý, bổ sung các quy định của bộ luật hình sự là thực tiễn khách quan đặt ra. Tại đề cương định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự số 7724/ĐC-BSTBLHS(SĐ) đã xác định: " Sửa đổi bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến khái niệm và phân loại tội phạm, cơ sở của trách nhiệm hình sự...[35, tr. 485]". Cùng với đó là " sửa đổi bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến các chế định loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn, giảm hình phạt, xóa án

tích [35, tr. 485]". Đây là những định hướng quan trọng góp phần hoàn thiện chế

định TNHS cũng như những chế định khác có liên quan. Qua đó, từng bước thay đổi tư duy pháp lý, xây dựng được hệ thống lý luận khách quan, tạo tiền đề cho một chính sách hình sự phù hợp với tình hình phát triển và hội nhập quốc tế; góp phần thực hiện đầy đủ những cam kết mà Việt Nam tham gia, tạo cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tình hình hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật hình sự nói chung và các quy định về TNHS nói riêng là một trong những nhiệm vụ cần thiết hiện nay.

Thứ hai, về mặt chính trị - pháp lý. Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm trong tình hình mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo phản ánh được chính sách hình sự nhân đạo, tất cả hướng đến con người, vì con người. Trong đó, không thể không nhắc đến những nội dung hoàn thiện các quy định về TNHS cũng như tổng thể pháp luật hình sự thực định. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần XI của Đảng cộng sản Việt

Nam đã khẳng định: " Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Hoàn thiện chính sách , pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp và về tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp...". Tiếp đó, ngày 2-6-2005, Bộ chính trị đã ban hành nghị quyết số 49/NQ-TW xác định các nhiệm vụ cải cách tư pháp như sau: " Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội... Quy định trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm

tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác ". Chính vì vậy,

chúng ta cần có cái nhìn đúng đắn về vị trí, vai trò của các quy định về TNHS trong quá trình hoàn thiện tổng thể PLHS. Sự thay đổi của pháp luật hình sự cần bám sát tình hình đất nước cũng như những chủ trương đã được Đảng và Nhà nước xác định. Bằng những lý do đó, việc nghiên cứu một cách đúng đắn và hoàn thiện các quy định về TNHS theo hướng tăng cường bảo vệ các quyền con người góp phần đáp ứng yêu cầu của xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu chính trị được đặt ra. Từng bước khẳng định đường lối nhất quán trong xử lý tội phạm và người phạm tội của Đảng – Nhà nước ta là "nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải tạo". Đặc biệt là tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc nhân đạo được thừa nhận chung của nền văn minh pháp lý nhân loại và sự kế thừa của pháp luật truyền thống dân tộc, để tăng cường bảo vệ các quyền con người.

Cuối cùng về mặt thực tiễn. Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành cách đây gần 20 năm phản ánh rõ nét yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn đất nước chuyển mình từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, nền kinh tế đất nước tiếp tục có những thay đổi chóng mặt, từ đó kéo theo những đổi thay của đời sống văn

hóa xã hội, nhiều quan hệ xã hội mới xuất hiện cần có sự điều chỉnh của pháp luật hình sự. Trong những năm gần đây, nhiều hành vi phạm tội mới ra đời, đặc biệt là tội phạm xâm hại đến môi trường sống của con người, tình trạng sử dụng lao động trẻ em, các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao... đã gây ra những xáo trộn nhất định đối với trật tự xã hội, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền con người, quyền công dân. Thêm vào đó, tội phạm là một vấn đề mang tính quốc gia và quốc tế. Trong giai đoạn hội nhập ngày nay, tội phạm có những chuyển biến không ngừng với mức độ liên kết tinh vi, mức độ nguy hại ngày càng cao, tính chuyên nghiệp và có tổ chức được thể hiện rõ ràng, điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đảm bảo quyền con người nói riêng và bảo vệ các quan hệ xã hội khác nói chung. Qua công tác đánh giá thi hành Bộ luật hình sự năm 1999, do những bất cập từ công tác lập pháp dẫn đến những khó khăn trong quá trình phát hiện, đấu tranh xử lý với các hành vi phạm tội mới và những hành vi phạm tội đã được luật định. Nhiều trường hợp khi xử lý chỉ xác định TNHS cá nhân nên nhiều tổ chức doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà tiến hành nhiều hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Yêu cầu xác định TNHS với các chủ thể này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả răn đe, giáo dục. Những bất cập ấy xâm hại trực tiếp đến quyền con người ở nước ta, xâm hại đến những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự.

Với những đòi hỏi như đã nêu từ công tác lập pháp, lý luận đến thực tiễn yêu cầu đấu tranh với các loại tội phạm và những tác động cơ bản của chế định này đến đời sống xã hội nói chung và công tác bảo vệ quyền con người nói riêng, việc nghiên cứu sửa đổi một số quy định về TNHS là vô cùng cấp thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ quyền con người bằng các quy định về trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Trang 85 - 88)