Hoàn thiện nội dung về tuổi chịu TNHS

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ quyền con người bằng các quy định về trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Trang 96 - 105)

3.2 Những đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định một số quy phạm cụ thể

3.2.3 Hoàn thiện nội dung về tuổi chịu TNHS

Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 được xác định theo hai mức là từ 14 đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, nội dung điều luật này từ lâu đã cho thấy sự thiếu thống nhất trong quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự với một số trường hợp phạm tội cụ thể. Theo đó, tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”. Điều đó có nghĩa rằng, người từ đủ 16 tuổi có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và phải chịu trách nhiệm pháp lý do hành vi phạm tội của mình gây ra nếu thỏa mãn các quy định của Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, với việc quy định như vậy, nội dung của phần chung và phần các tội phạm chưa cho thấy sự đồng bộ. Bởi, tại khoản 1 Điều 115 quy định về Tội giao cấu với trẻ em như sau: “ Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm”. Trong trường

hợp này, chủ thể của tội phạm bắt buộc phải là người “đã thành niên” – người từ đủ 18 tuổi trở lên thỏa mãn các điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự. Do đó, nếu một người trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi mà thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em theo mô tả trong mặt khách quan của khoản 1 Điều 115 đặt ra vấn đề là người này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không. Nếu áp dụng quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999, người này đương nhiên phải chịu trách nhiệm hình sự; bởi các nhà lập pháp đã xác định người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về “mọi tội phạm”. Nếu theo quy định tại Điều 115 thì người này không phải chịu trách nhiệm hình sự do không đáp ứng được yêu cầu về chủ thể của tội phạm. Chính vì thế, khi nghiên cứu sửa đổi bộ luật hình sự, việc quy định về độ tuổi ở phần chung cần có sự thống nhất với các quy định đối với các tội phạm cụ thể. Việc hoàn thiện quy định theo yêu cầu đó là hoàn toàn hợp lý, cho thấy cái nhìn dứt khoát của nhà làm luật Việt Nam với một số trường hợp còn tạo ra kẽ hở, gây khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật, đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp mà những người chưa thành niên phạm tội đáng được hưởng

Thứ hai, tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 xác định Trách nhiệm hình sự với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chưa cho thấy sự rõ ràng, từ đó gây ra không ít những khó khăn cho quá trình áp dụng pháp luật trên thực tế. Đối với những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, việc xác định TNHS của họ là cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác đấu tranh xử lý tội phạm, nâng cao hiệu quả giáo dục răn đe với nhóm đối tượng này. Bởi nếu theo những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về xử lý hình sự đối với nhóm đối tượng này xác định họ phải chịu trách nhiệm hình sự “về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng”. Việc quy định TNHS trong trường hợp này như vậy là khá rộng, tạo ra trở ngại nhất định cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong quá trình xử lý tội phạm và người phạm tội. Theo người viết, chỉ nên xác định trách nhiệm hình sự với nhóm đối tượng từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi ở một số nhóm tội hoặc tội danh nhất định. Các tội phạm xác định TNHS với nhóm này chỉ cần tập trung ở các nhóm các tội xâm phạm các quyền nhân thân con người nói chung, các tội xâm phạm sở hữu, tội phạm

ma túy, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, các tội phạm xâm hại đến an toàn công cộng và trật tự công cộng. Bởi đây là các tội phạm ở đây là những tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại trực tiếp đến những quyền con người cơ bản. Do đó, việc xác định TNHS là cần thiết. Riêng đối với các nhóm tội có tính nguy hại đặc biệt cao như các tội xâm phạm ANQG, không đặt ra vấn đề xử lý hình sự với nhóm người này. Nếu như theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu TNHS về các tội xâm phạm ANQG. Bởi, các tội xâm phạm ANQG là những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến sự tồn tại và vững mạnh của Nhà nước. Vì thế, theo cách nhìn cũ của nhà làm luật, bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi cũng phải chịu TNHS với nhóm tội này. Tuy nhiên, thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm ANQG cho thấy, nhóm người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi mặc dù ít nhiều có sự tham gia vào các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, tuy nhiên, đây là nhóm tội phạm đặc biệt và có những chủ thể đặc biệt hơn cả so với những nhóm tội phạm khác. Vì thế chúng ta cần có cái nhìn cẩn trọng nhằm xem xét một cách chính xác vấn đề trách nhiệm pháp lý của nhóm người từ đủ 14 đến dưới 16 khi thực hiện những hành vi được mô tả trong mặt khách quan của nhóm tội này. Trên thực tế, thời gian gần đây, do sự phát triển của công nghệ thông tin, giới trẻ có điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin đa dạng, trong đó, có cả những thông tin sai lệch, không chính thống với nội dung chống lại Đảng và Nhà nước ta. Một bộ phận giới trẻ do mơ hồ về nhận thức chính trị, bất mãn với chế độ, lại thêm việc bị các thế lực thù địch lôi kéo dẫn đến việc bị kích động, lôi kéo tham gia vào hoạt động chống phá nhà nước. Thêm vào đó, ở nhiều vùng sâu vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống do trình độ lạc hậu, nhận thức non kém nên thanh niên dễ bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước lừa phỉnh, lôi kéo tham gia gây rối về an ninh trật tự. Xét về bản chất, những đối tượng này phạm tội phần nhiều là do thái độ, nhận thức về chính trị chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, việc phạm tội thường là do bị kích động lôi kéo, thậm chí trở thành công cụ để người khác phạm tội; vì vậy, việc xử lý hình sự với trường hợp này là không cần thiết và không đem lại hiệu quả; thậm chí

còn gây phản tác dụng, càng làm cho các đối tượng mất niềm tin vào chế độ. Để giáo dục cảm hóa nhóm đối tượng này cần có những phương pháp, cách thức phi hình sự nhằm hướng họ trở lại con đường lương thiện. Do đó, khi nghiên cứu sửa đổi Bộ luật hình sự, nhất thiết cần xem xét lại vấn đề quy định TNHS với nhóm người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Khi tiến hành sửa đổi, chỉ cần quy định TNHS với nhóm đối tượng này ở một số tội danh nhất đinh, vừa đảm bảo được sự rõ ràng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Trong quá trình xây dựng Bộ luật hình sự năm 2015, nhà làm luật Việt Nam đã ghi nhận trách nhiệm hình sự cho nhóm người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi một cách tương đối đầy đủ và chi tiết. Người viết hoàn toàn đồng tình với quan điểm cũng như việc ghi nhận những loại tội mà nhóm người này phải chịu TNHS theo tinh thần của Bộ luật hình sự năm 2015. Mặc dù chưa được ban hành, nhưng qua quá trình nghiên cứu, người viết nhận thấy, cần tiếp tục xây dựng và phát triển Bộ luật hình sự theo định hướng này.

Bằng những lập luận này, người viết kiến nghị sửa đổi, bổ sung điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 theo hướng:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ trường hợp có quy định khác trong nội dung ở phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:

a) Điều 113 (tội cưỡng dâm); Điều 119 (tội mua bán người); Điều 120 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 135 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 136 (tội cướp giật tài sản); Điều 138 (tội trộm cắp tài sản); Điều 143 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 194 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 194 (tội tàng trữ, vận chuyển,mua bán hoặc chiếm đoạt chất ma túy);

d) Điều 206 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 207 (tội đua xe trái phép); đ) Điều 224 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 225 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 226 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 226b (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 230a (tội khủng bố); Điều 231 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia);

Kết luận chƣơng 3

Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy nhiên, do mới được thông qua nên Bộ luật mới cần có thời gian để đánh giá hiệu quả trên thực tiễn của các quy định trong Bộ luật mới nói chung và các quy định về TNHS nói riêng. Bên cạnh những chỉnh lý, bổ sung kịp thời khăc phục những hạn chế trong hai lần pháp điển hóa trước đây thì về kỹ thuật lập pháp trong Bộ luật hình sự 2015 vẫn còn những tồn tại nhất định. Thêm nữa, tội phạm là một vấn đề xã hội, có sự vận động biến đổi không ngừng đòi hỏi nhà làm luật cần có cái nhìn bao quát được những trường hợp có thể xảy ra trong thực tế, cũng như đưa ra những quy định có tính phổ quát nhằm xử lý người phạm tội một cách chính xác, công bằng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội.

Bởi những lập luận trên, người viết kiến nghị sửa đổi, bổ sung những hạn chế vẫn còn tồn tại trong bộ luật hình sự lần này ở một số quy định trong phần chung và một số điểm nhỏ trong các quy định ở một số điều trong phần các tội phạm. Đứng dưới khía cạnh bảo vệ quyền con người, những sửa đổi bổ sung ấy có thể là những điều kiện quan trọng góp phần đấu tranh có hiệu quả với các hành vi phạm tội cũng như ngăn ngừa những sự xâm hại mang tính thô bạo đến quyền con người từ phía các cơ quan có thẩm quyền.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I, Tiếng Việt

1. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

2. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

3. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

4. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

5. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.

6. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nôi.

7. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự, Hà Nội.

8. Quốc hội (1957), Luật số 100/SL/L0002 về chế độ báo chí

9. GS. Nguyễn Như Ý ( Chủ biên): Đại từ điển Tiếng Việt.

10. C.Mác - Ph.Ăngghen (1986), Toàn tập, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội

11. C.Mác - Ph.Ăngghen (1998), Về quyền con người, Nxb CTQG, Hà Nội

12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2001.

13. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình Lý luận và pháp luật về

quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Hỏi đáp về quyền con người. Nxb,

Hồng Đức. Hà Nội. Năm 2011.

15. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: Đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia

Hà Nội: Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố

tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Hà Nội. Năm 2006.

16. Đại học luật Hà Nội. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam. Tập 1. Nxb Công an

nhân dân. Hà Nội. Năm 2009.

17. Học viện CTQG Hồ Chí Minh (1993), Tập bài giảng lý luận về quyền con

người, Nxb Sự thật, Hà Nội.

18. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học ( Phần luật hình sự), Trường đại học luật

19. GS. Nguyễn Như Ý ( chủ biên): Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin năm 1998 .

20. Đào Trí Úc (chủ biên), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần

chung), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993.

21. Đào Trí Úc. Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Nxb. Chính trị quốc gia. Hà Nội. Năm 1994.

22. Đào Trí Úc. Nguyên tắc suy đoán vô tội – Nguyên tắc hiến định đối với việc

đổi mới mô hình TTHS Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo: Hiến pháp 2013 và vấn đề đổi mới tố tụng hình sự ở Việt Nam. An Giang. Năm 2014. Trang 20 – 22.

23. Lê Cảm. Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự, tập

III, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2000.

24. Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần

chung), Sách chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

25. Lê Cảm (Chủ biên) (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần

chung),NXb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

26. Lê Cảm. Hoàn thiện Pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng

Nhà nước pháp quyền. Nhà xuất bản Công an nhân dân. Hà Nội. Năm 1999.

27. Lê Cảm, Trịnh Quốc Toản (2005) Định tội danh (lý luận và hành động mẫu-

500 bài thực hành), NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

28. Đỗ Ngọc Quang. Trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng,

NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1997.

29. Trần Quang Tiệp : Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng

hình sự Việt Nam. Hà Nội. Năm 2004

30. PGS.TS Trần Văn Độ: Trích Chương 5 – Trách nhiệm hình sự: Giáo trình

Luật hình sự Việt Nam ( tái bản). Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2003.

31. Nguyễn Ngọc Chí. Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật Tố tụng hình sự.

32. Nguyễn Ngọc Chí - Trần Thu Hạnh. Hoàn thiện chế định TNHS - Yếu tố quan trọng để xây dựng Nhà nước Pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 18 (2002). Trang. 22-27.

33. Trịnh Quốc Toản. Vấn đề TNHS pháp nhân trong điều kiện phát triển kinh tế

thị trường ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 19 (2013). Trang. 60-73.

34. GS.TS Hoàng Thị Kim Quế (Chủ biên): Giáo trình lý luận chung về Nhà

nước và pháp luật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

35. Trịnh Tiến Việt: Tội phạm và trách nhiệm hình sự ( sách chuyên khảo). Nxb

Chính trị quốc gia – Sự thật. Năm 2013.

36. Trịnh Tiến Việt (2004),Chế định miễn trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật -Đại học Quốc gia Hà Nội,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bảo vệ quyền con người bằng các quy định về trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam (Trang 96 - 105)