Với nhu cầu của một nền hành chính mới, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi nền hành chính quốc gia đang ngày càng làm tăng vai trị của Chính phủ trong mọi quan hệ hành chính.
Với vị trí là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, lãnh đạo thơng suốt tồn bộ hệ thống hành chính Nhà nước, Chính phủ có nhiệm vụ xây dựng và
thời Chính phủ cịn có vai trị quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính.
Ngồi ra, một vai trị khá đặc biệt của Chính phủ - hành pháp hiện nay là Chính phủ hoạch định chính sách cho quốc gia, Chính phủ là cơ quan có nhiệm vụ thiết kế chính sách và tổ chức thực hiện khi chính sách được thơng qua. Hoạch định chính sách quốc gia là một trong những chức năng quan trọng gắn liền với sự tồn tại và tiêu vong hiện nay của Chính phủ. Chính sách là những gì mà Chính phủ đề ra và thực thi để đối phó với những hồn cảnh đất nước mà Chính phủ nhận thức được. Các chính sách về phân bổ ngân sách, phát động tất cả các nguồn lực và vật lực của quốc gia. Chính phủ phải đứng ra gánh chịu những nhiệm vụ gì xuất hiện chưa được luật pháp phân định thuộc quyền lực nào mà nhà nước cần phải đảm nhiệm, thậm chí những nhiệm vụ, quyền hạn được Hiến pháp ghi nhận rõ ràng là của lập pháp hay tư pháp thì muốn cho hai cành quyền lực này thực thi tốt vẫn phải có sự trợ tá của hành pháp. Chính phủ cùng các Bộ, ngành là những cơ quan hành pháp điều hành công việc hàng ngày của đất nước. Do tính chất như vậy, nên các cơ quan hành pháp là nơi thường nhận biết một cách sớm nhất các nhu cầu của vấn đề cần phải giải quyết, đồng thời xử lý các vấn đề phát sinh trong nhiều trường hợp ban hành pháp luật. Đây cũng là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số các sáng kiến pháp luật không những của nước ta, mà của cả nước khác trên thế giới phải xuất phát từ Chính phủ - hành pháp, mà khơng từ đại biểu Quốc hội. {3}
Bên cạnh việc là chủ thể chủ yếu cho việc trình, đề xuất các dự án luật, Chính phủ cịn là cơ quan ban hành nhiều văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật nhất, tới 80% tổng số các quy phạm điều chỉnh các hoạt động của xã hội hiện nay đều thuộc quy định của hành pháp, tuy nhiên về cơ bản thì quyền này khơng được Hiến pháp thừa nhận.
Bên cạnh đó, Chính phủ có trách nhiệm quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ công chức Nhà nước, thực tiễn điều hành cơng việc của Chính phủ trong thời gian vừa qua cho thấy giải pháp xây dựng một đội ngũ những người làm hành chính chuyên nghiệp được tuyển chọn và đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh là khâu có ý nghĩa quyết định.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, địi hỏi Chính phủ đóng vai trị vừa là người mở đường, khai thông các quan hệ kinh tế đối với các quốc gia khác, vừa là người cung cấp các dịch vụ và bảo đảm cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào thị trường thế giới. Điều đặc biệt quan trọng là trong quá trình hội nhập quốc tế, Chính phủ khơng chỉ phải chịu trách nhiệm chính trị về hội nhập quốc tế mà cịn phải chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích quốc gia, của các doanh nghiệp trong các quan hệ kinh tế đối ngoại.