Cải tiến thủ tục hành chính, lề lối làm việc:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 81 - 86)

Một trong những nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính quốc gia là cải cách thủ tục hành chính quốc gia, giảm bớt đến mức thấp nhất các hình thức làm việc không thiết thực, hội họp, nhiều loại giấy tờ hành chính.

Trong q trình cải tiến phương thức hoạt động của Chính phủ, cần có quy định thật rõ ràng quy chế hội họp (kể cả họp chính thức và bất thường), thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, sản xuất kinh

doanh và các vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh. Đối với những vấn đề chưa giải quyết ở cấp Bộ, không đùn đẩy và đề nghị lên Thủ tướng, các Phó Thủ tướng giải quyết. Thủ tướng Chính phủ chỉ triệu tập cuộc họp với các Bộ, ngành về những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng và những vấn đề mới phát sinh vượt quá thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Đi đôi với cải cách thủ tục trong hoạt động Chính phủ, thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc giữa các bộ phận trong Bộ, cơ quan ngang Bộ cũng cần được chấn chỉnh. Tình trạng Vụ, Cục theo dõi hoặc tình trạng các đề án đến lãnh đạo đang có nguy cơ “lạm quyền”, gây phiền hà cho cơ quan trình. Cần khẳng định các bộ phận thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ chỉ là tổ chức tham mưu, giúp việc, khơng có chức năng quản lý nhà nước. Người chịu trách nhiệm cuối cùng trước Thủ tướng, Chính phủ là Bộ trưởng, chứ không phải là Vụ trưởng, Cục trưởng hoặc người đứng đầu các cơ quan thuộc Bộ.

KẾT LUẬN

Nhà nước pháp quyền với tính cách là học thuyết về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, là một giá trị, là tinh hoa của nhân loại có thể được áp dụng ở các nước trên cơ sở những nét đặc trưng về văn hóa, chính trị, tư tưởng – pháp lý truyền thống dân tộc. Chính vì vậy việc áp dụng học thuyết Nhà nước pháp quyền vào nước ta hiện nay với những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội là điều hồn tồn có thể được. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm ra được những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội Việt Nam với bản sắc dân tộc, truyền thống, văn hóa và những điều kiện riêng của Việt Nam.

Cùng với việc tiếp thu các giá trị đó, trên cơ sở tổng kết những bài học lịch sử của sự nghiệp xây dựng Nhà nước và pháp luật, đặc biệt là kinh nghiệm lý luận và thực tiễn của hơn 20 năm đổi mới đất nước, xuất phát từ những đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ mới, trên cơ sở những quan điểm chung của Đảng và Nhà nước ta, chúng ta có thể xác định một hệ thống các đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn cơng cuộc đổi mới địi hỏi phải có một Nhà nước mạnh, một Chính phủ mạnh. Suốt quá trình thực hiện đường lối đổi mới do Đảng đề xướng, Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc cụ thể hóa, thể chế hóa đường lối, cương lĩnh của Đảng thành chính sách, pháp luật, giải pháp và tổ chức thực hiện các chính sách và giải pháp đó có hiệu quả, đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thử thách; từng bước chuyển đổi từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế mới có hiệu quả, tạo sự khởi sắc về kinh tế - xã hội.

Sự phát triển và từng bước làm rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ gắn liền với đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Thực hiện yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền

Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, việc xây dựng hệ thống pháp luật toàn diện, đồng bộ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Quốc hội là cơ quan lập pháp, cơ quan quyền lực cao nhất có quyền ban hành Hiến pháp, luật, Chính phủ là cơ quan hành pháp, là cơ quan hành chính cao nhất, vừa tham gia vào quá trình lập pháp vừa thực hiện chức năng chính của mình là cơ quan tổ chức, điều hành ở tầm vĩ mô.

Sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện công cuộc đổi mới, hoạt động và tổ chức của Chính phủ đã quán triệt sâu sắc và có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước đã soi sáng cho quá trình xây dựng và tổ chức hoạt động của Chính phủ trong suốt chặng đường qua.

Gần 30 năm xây dựng và phát triển, tổ chức bộ máy và hoạt động của Chính phủ đã có nhiều thay đổi to lớn, không ngừng được đổi mới, cải tiến đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành đất nước.

Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước đã được từng bước điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung, hành chính và bao cấp sang quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước xác định rõ chức năng quản lý của Nhà nước. Đây là bước chuyển đổi quan trọng, căn bản và có tính bước ngoặt trong hoạt động của Nhà nước và Chính phủ.

Trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ, nền hành chính đã được cải cách một bước. Cải cách hành chính nghĩa là Chính phủ tự đổi mới mình, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý hành chính nhà nước, đổi mới tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, từng bước xây dựng nền hành chính dân chủ và hiện đại theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Việc cải cách thủ tục hành chính

đã tạo thuận lợi cho sự vận hành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ nhiều quy định mang nặng tính quan liêu, bao cấp, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân. Những thành tựu mới của khoa học quản lý và công nghệ hiện đại đã và đang tiếp tục được ứng dụng vào hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ và các ngành. Năng lực chuyên mơn, trình độ kỹ thuật hành chính, phẩm chất và năng lực thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy Chính phủ và các Bộ, ngành đã được nâng cao một bước./.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)