Nghĩa của thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 29 - 30)

Thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự tuy là bước đầu tiên của giai đoạn phúc thẩm dân sự nhưng có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự vừa xác định trách nhiệm của Tòa án đối với việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị vừa là thời điểm để tính các thời hạn giải quyết lại vụ án dân sự tại Tòa án cấp phúc thẩm.

Thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự xác định việc Tòa án cấp phúc thẩm đã tiếp nhận hồ sơ vụ án và có trách nhiệm trong việc xem xét giải quyết yêu cầu kháng cáo, kháng nghị. Kể từ khi thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự Tòa án sẽ tiến hành các công việc cần thiết để xét xử lại vụ án dân sự. Đối với những trường hợp khơng thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự thì Tịa án cấp phúc thẩm khơng có trách nhiệm trong việc xem xét giải quyết yêu cầu kháng cáo, kháng nghị.

Thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự cịn là cơ sở để tính thời hạn giải quyết lại vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm. Theo quy định của pháp luật thời điểm thụ lý phúc thẩm vụ án là căn cứ để tính các thời hạn giải quyết vụ án của Tòa án cấp phúc thẩm. Vì vậy, khi giải quyết lại vụ án dân sự Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào thời điểm này để tiến hành các hoạt động tố tụng.

Như vậy, từ những vấn đề nêu trên cho thấy, nếu Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện đúng thủ tục thụ lý vụ án dân sự, thì thời hạn giải quyết vụ án

được đảm bảo, góp phần khắc phục tình trạng vụ án bị kéo dài, tồn đọng. Vụ án được giải quyết nhanh chóng và chính xác sẽ tạo được niềm tin của nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thụ lý và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án dân sự (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)