Trong giai đoạn này nhờ thực hiện chủ trương đổi mới, kinh tế - xã hội nước ta đã bắt đầu có sự phát triển. Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian này Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội như
Hiến pháp 1992, Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật hình sự năm 1999, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 v.v… Trong lĩnh vực TTDS, ngày 29/11/1989 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (có hiệu lực ngày 01/01/1990). Tiếp đó, năm 1994, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và năm 1996 ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Các pháp lệnh này là những văn bản pháp luật rất quan trọng để Tòa án tiến hành các hoạt động tố tụng khi giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của mình. Theo đó, các vấn đề về thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự được quy định tập trung, đầy đủ và hợp lý hơn như các quy định về thời hạn gửi hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm; thời hạn xét xử phúc thẩm; quyền của Tòa án cấp phúc thẩm trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, tự mình hoặc nhờ Tịa án khác điều tra thêm, thời hạn VKS nghiên cứu hồ sơ nếu VKS tham gia phiên tòa; các trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định mà không phải mở phiên tịa… Ngồi ra, cịn quy định về bổ sung và xác minh chứng cứ v.v… Theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thì:
1- Tịa án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn ba tháng; TANDTC xét xử phúc thẩm trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án. 2- Thời hạn xét xử phúc thẩm quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là một tháng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án...
Trước khi xét xử phúc thẩm, Tịa án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, hịa giải, tự mình hoặc ủy thác cho Tịa án khác điều tra thêm, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án theo những quy định tại các chương VII, VIII, IX của Pháp lệnh này. Nếu VKS tham gia phiên tịa phúc thẩm thì hồ sơ vụ án phải được Tòa án chuyển cho VKS để nghiên cứu trong thời hạn mười lăm ngày [11].
Theo quy định tại Điều 65, Điều 66 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, thì:
Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Tòa án cấp sơ thẩm gửi đến, Tòa án cấp phúc thẩm phải mở phiên tòa phúc thẩm; trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, thì thời hạn đó là hai tháng...
Trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị có quyền bổ sung chứng cứ mới. Tịa án cấp phúc thẩm có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành hoặc ủy thác cho Tòa án khác tiến hành xác minh chứng cứ mới được bổ sung [49].
Theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động thì:
1- Trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung thêm chứng từ mới. 2- Tịa án phúc thẩm tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự tiền hành hoặc ủy thác cho Tòa án khác tiền hành [50].
Ngồi ra, để cụ thể hóa các quy phạm nêu trên, một loạt các văn bản hướng dẫn việc thi hành như Thông tư liên ngành số 09/TTLN ngày 01/10/1990 của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự; Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và Công văn số 310/NCPL ngày 24/12/1990 của TANDTC giải thích một số vấn đề về TTDS đã được Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, các quy định về
pháp luật TTDS nói chung, thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự nói riêng "vẫn cịn tản mạn như các giai đoạn trước. Đặc biệt, với sự ra đời của Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 đã dẫn đến các quy định về tố tụng dân sự bị xé lẻ, thiếu tập trung, chồng chéo và mâu thuẫn" [45, tr. 25].
Như vậy, trong giai đoạn này cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật TTDS, trong đó có quy định về vấn đề thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự. Những quy định này tuy cịn mang tính ngun tắc, chưa thật cụ thể nhưng cũng đã đặt nền móng cho việc xây dựng và ban hành các quy định về thụ lý và CBXXPT vụ án dân sự của văn bản pháp luật TTDS sau này.