Đình chỉ xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm quyết định ngừng các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm khi có những căn cứ do pháp luật quy định, đồng thời làm phát sinh hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định sơ thẩm. Bản chất của đình chỉ xét xử phúc thẩm là không làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ về mặt nội dung mà chỉ chấm dứt thủ tục tố tụng phúc thẩm.
* Căn cứ của việc đình chỉ xét xử phúc thẩm
Theo quy định tại Điều 260 BLTTDS căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm bao gồm:
- Khi có căn cứ tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS: Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà khơng có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó. Theo quy định tại Điều 278 BLTTDS thì hai căn cứ này cũng là căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở phúc thẩm. Như vậy, để đình chỉ xét xử phúc thẩm thì hai căn cứ này xảy ra ở giai đoạn phúc thẩm. Còn trong trường hợp hai căn cứ này phát sinh ở giai đoạn sơ thẩm nhưng Tòa án cấp sơ thẩm khi giải quyết vụ án khơng phát hiện ra và khi Tịa án cấp phúc thẩm giải quyết mới phát hiện ra các căn cứ này thì Tịa án cấp phúc thẩm phải đình chỉ giải quyết vụ án và hủy bản án sơ thẩm.
- Khi người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc VKS rút toàn bộ kháng nghị. Đây là trường hợp có nhiều kháng cáo, kháng nghị đối với một hoặc nhiều quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm nhưng người kháng cáo, VKS đã rút tất cả kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, nếu người người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc VKS rút một phần kháng nghị thì Tịa cấp phúc thẩm có ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm khơng? Vấn đề này được hướng dẫn tại Mục 10.2 Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP, theo đó Tịa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử đối với những phần vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc VKS đã rút kháng nghị khi:
Vụ án khơng cịn có kháng cáo của người khác, khơng có kháng nghị của Viện kiểm sát đối với phần của bản án, quyết định sơ thẩm đó và phần bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo hoặc kháng nghị mà kháng cáo hoặc kháng nghị đó đã được rút độc lập với những phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị và việc xét kháng cáo, kháng nghị này không liên quan
đến phần bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo hoặc kháng nghị đã được rút [36].
Tuy nhiên, điều này đã được bổ sung tại khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung BLTTDS.
* Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
Theo quy định tại Điều 258, 260 BLTTDS thì các căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm xuất hiện ở giai đoạn khi Tòa án cấp phúc thẩm chưa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thẩm phán được phân cơng làm chủ tọa phiên tịa sẽ ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, nếu các căn cứ này xuất hiện ở giai đoạn khi Tòa án cấp phúc thẩm đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử rồi thì thẩm phán được phân cơng làm chủ tọa phiên tịa khơng thể ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm được vì trong một vụ án khơng thể đồng thời có hai quyết định: quyết định đưa vụ án ra xét xử và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm. Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS quy định thẩm quyền ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa phúc thẩm như sau: Trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc VKS rút tồn bộ kháng nghị trước khi Tịa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì thẩm phán được phân cơng làm chủ tọa phiên tịa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, VKS rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
* Hình thức quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự: phải được lập thành văn bản theo mẫu 15, 16 tại Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP.
* Hiệu lực và hậu quả pháp lý của quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự.
Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ra quyết định, nó khơng bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Tuy nhiên
quyết định này vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu có căn cứ.
Hậu quả pháp lý của đình chỉ xét xử phúc thẩm là sau khi ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm thì bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, BLTTDS chỉ quy định trường hợp đình chỉ vì lý do người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, VKS rút tồn bộ kháng nghị thì bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tịa án ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm (Khoản 3 Điều 260 Luật sửa đổi, bổ sung BLTTDS). Còn trường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm theo điểm a khoản 1 Điều 260 BLTTDS có hay khơng có hiệu lực pháp luật thì BLTTDS chưa quy định cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau.
Cách hiểu thứ nhất, bản án, quyết định sơ thẩm khơng có hiệu lực pháp
luật và Tịa án cấp phúc thẩm phải hủy bản án, quyết định sơ thẩm [9, tr. 120].
Cách hiểu thứ hai, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật [9, tr. 121]. Cách hiểu thứ ba, khi các căn cứ ở điểm a và điểm b khoản 1 Điều 192
BLTTDS xuất hiện trong q trình giải quyết vụ án ở Tịa án cấp phúc thẩm thì Tịa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và hủy bản án, quyết định sơ thẩm [9, tr. 179]. Cách hiểu thứ nhất khơng phù hợp với bản chất của đình chỉ xét xử phúc thẩm là làm chấm dứt hoạt động tố tụng ở giai đoạn phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Cách hiểu thứ hai phù hợp với bản chất của đình chỉ xét xử phúc thẩm nhưng nếu bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nhưng các đương sự đã chết hoặc cơ quan, tổ chức đã bị giải thế hoặc bị tuyên bố phá sản thì lại khơng có đối tượng để thi hành bản án, quyết định sơ thẩm. Cách hiểu thứ ba hợp lý bởi vì khi xuất hiện các căn cứ này ở giai đoạn phúc thẩm, vụ án sẽ không thể tiếp tục giải quyết được nữa và đương nhiên Tòa án cấp phúc thẩm phải chấm dứt việc giải quyết đối với toàn bộ vụ án đồng thời bản án, quyết định sơ thẩm cũng sẽ không được công nhận.