Thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự là hoạt động đầu tiên của Tòa án cấp phúc thẩm khi tiến hành giải quyết lại vụ án dân sự. Thụ lý phúc thẩm vụ án dân sự của Tòa án cấp phúc thẩm gồm những công việc được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây.
2.1.2.1. Nhận hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị
và các tài liệu kèm theo
Theo quy định tại Điều 246 và Điều 255 BLTTDS thì Tịa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm kiểm tra đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị. Hồ sơ vụ án được chuyển cho Tòa án cấp phúc thẩm chỉ khi kháng cáo, kháng nghị hợp lệ và đương sự nộp biên lai tạm ứng án phí phúc thẩm (trong trường hợp khơng được miễn án phí phúc thẩm) hoặc hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị (trong trường hợp người kháng cáo không phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm). Như vậy, Tòa án cấp sơ thẩm sau khi căn cứ vào các quy định của
pháp luật về kiểm tra tính hợp lệ của kháng cáo, kháng nghị và việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì hồ sơ vụ án được chuyển lên cho Tòa án cấp phúc thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm sẽ tiến hành công việc đầu tiên là nhận hồ sơ vụ án.
Tuy nhiên, trong trường hợp kháng cáo q hạn thì Tịa án cấp sơ thẩm chỉ chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm khi kháng cáo quá hạn đã được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét và chấp nhận. Trong trường hợp này được hiểu kháng cáo là hợp lệ và Tòa án cấp sơ thẩm sẽ tiến hành các thủ tục và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm lúc này mới nhận hồ sơ vụ án, kháng cáo và các tài liệu, chứng cứ.
Việc giao nhận hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và các tài liệu kèm theo phải được lập thành biên bản. Biên bản giao nhận phải thể hiện được người giao và người nhận, ngày, tháng giao nhận, địa điểm giao nhận và các vấn đề khác trong giao nhận đơn cùng hồ sơ và các bút lục, tài liệu khác kèm theo. Việc ghi rõ ngày, tháng giao nhận là hết sức quan trọng vì ngày, tháng giao nhận được xác định là ngày, tháng thụ lý và là căn cứ để tính các thời hạn trong q trình giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm.