Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền con người trong hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự (Trang 67 - 79)

3.2. Một số kiến nghị đảm bảo quyền con người trong giai đoạn xét

3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quyền con người trong hoạt

động xét xử

3.2.2.1. Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 theo hướng sau

Quyền sống là một nhân quyền vô cùng quan trọng và thiêng liêng của mỗi con người nhưng trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản nào ghi nhận về quyền này. Hiến pháp 1992 chỉ ghi nhận tại Điều 71 rằng: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. BLDS tái khẳng định lại quy định này tại Điều 32. BLHS dành hẳn chương XII quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, theo đó mọi hành vi vô cớ đe dọa hay tước mạng sống của con người đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Tuy nhiên, vẫn chưa có một văn bản nào ghi nhận rõ ràng “Mọi người có quyền sống” như trong UDHR, ICCPR. Do đó, cần phải sớm ghi nhận quyền sống vào Hiến pháp một cách rõ ràng, cụ thể và trực tiếp.

- Ghi nhận quyền con người cùng với quyền công dân:

Một số quyền mà Hiến pháp ghi nhận như quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; quyền khiếu nại, tố cáo… tại các điều 52, 71, 73, 74 phải được mở rộng áp dụng cho cả các đối tượng không phải là công dân Việt Nam. Đó là những nhân quyền cơ bản mà mọi con người đều được hưởng, không riêng gì công dân của một đất nước nào. Hiện nay, số lượng người nước ngoài đến tham quan, du lịch, làm việc, sinh sống tại Việt Nam ngày càng tăng, cần phải đảm bảo cho họ những nhân quyền này. Từ sự mở rộng về phạm vi điều chỉnh của các điều trên thì tên chương V cần phải sửa từ “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Có như vậy, sự ghi nhận về quyền con người mới rõ nét, trực tiếp và cụ thể, không chung chung như hiện nay.

- Hoàn thiện quy định về quyền bào chữa.

Quyền bào chữa là một quyền rất quan trọng trong TTHS, tuy nhiên điều 132 Hiến pháp mới chỉ quy định:

“Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Quy định như vậy là chưa đầy đủ vì cần phải ghi nhận quyền bào chữa cho cả người bị tạm giữ, quyền bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự được gọi chung là đương sự và “quyền bào chữa” đối với những người này được gọi là “quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp”. Ngoài ra, quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa không loại trừ nhau mà có thể thực hiện đồng thời cả hai quyền này. Do đó, điều này nên được sửa đổi lại như sau: “Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa; đương sự có thể tự bảo vệ lợi ích hợp pháp và nhờ người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp”.

- Sửa đổi nguyên tắc suy đoán vô tội.

Suy đoán vô tội được xem là một giá trị tinh thần của nhân loại tuy nhiên nguyên tắc này không được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể và chính xác trong Hiến pháp Việt Nam cũng như các văn bản luật khác.

Điều 72 Hiến pháp 1992 chỉ quy định:

“Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.

Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh”.

Quy định này đã chuyển tải được nội dung chính của nguyên tắc suy đoán vô tội, nhưng quy định như thế là chưa thể hiện đầy đủ nguyên tắc suy đoán vô tội của Luật quốc tế về nhân quyền. Và nếu nói Điều 72 Hiến pháp là nguyên tắc suy đoán vô tội thì cũng không đúng vì nội dung thứ hai của điều này không phải là một phần của nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội.

không bị tình nghi là tội phạm thì đương nhiên là vô tội, do đó, cần phải rút gọn phạm vi chủ thể của nguyên tắc này, chỉ bao gồm những người bị tình nghi phạm tội mà thôi. Việc gắn hình phạt với nội dung nguyên tắc này cũng không hợp lý, có thể dẫn đến cách hiểu tuyên bố một người phạm tội và quyết định hình phạt đối với người đó thuộc chức năng Tòa án; còn cơ quan khác thì có thể coi một người phạm tội, miễn rằng cơ quan đó không áp dụng hình phạt. Do đó, nguyên tắc này cần được hoàn thiện.

Có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở những điểm sau:

“Một là không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Hai là trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về bên buộc tội, người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh nhưng có quyền đưa ra chứng cứ và các yêu cầu chứng minh họ không phạm tội hoặc những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Ba là mọi nghi ngờ về tội phạm của người bị tình nghi phạm tội nếu không được loại trừ theo trình tự thủ tục pháp luật quy định thì phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị tình nghi ”[18], [8]

Theo chúng tôi, nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội chỉ cần bao hàm điểm thứ nhất và điểm thứ hai là được, không cần nêu ra điểm thứ ba. Vì giải thích theo hướng có lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là nguyên tắc hoạt động xuyên suốt trong quá trình TTHS. Do đó, ta có thể tham khảo quy định của Khoản 2 Điều 14 ICCPR để quy định như sau: “Người bị cáo buộc về hình sự có quyền được coi là vô tội cho đến khi hành vi phạm tội của người đó được chứng minh theo pháp luật bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

- Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của hai hệ thống cơ quan VKS và Tòa án.

Cần quy định rõ Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp; còn VKS là cơ quan thuộc chính phủ, thực hiện quyền công tố. Đồng thời, bỏ quy định VKS

có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp như điều 137 Hiến pháp 1992 để đảm bảo tính khách quan và độc lập cho Tòa án. Và việc quy định về hai hệ thống cơ quan này cũng nên tách ra thành hai chương khác biệt, không nên gộp chung vào một chương như hiện nay. Việc gộp chung các quy định về VKS và Tòa án sẽ càng làm cho cách hiểu hai cơ quan này đều là cơ quan tư pháp. Từ sự quy định này sẽ có sự điều chỉnh cụ thể hơn trong BLTTHS về chức năng, nhiệm vụ trong hoạt động của Tòa án và Viện kiểm sát.

3.2.2.2. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự 2003

Nghiên cứu các quy định của BLTTHS, qua phân tích những bất cập, hạn chế tại Chương 2, chúng tôi thấy cần hoàn thiện các quy định liên quan đến vấn đề quyền con người theo hướng sau:

- Sửa lại Điều 1 về nhiệm vụ của BLTTHS như sau:“BLTTHS góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật XHCN …” BLTTHS có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân chứ không chỉ của “công dân” như quy định hiện hành.

- Sửa đổi một số điều quy định các nguyên tắc cơ bản:

Các quyền mà BLTTHS 2003 ghi nhận cho công dân tại các Điều 4, 5, 6, 7, 8 (quyền được tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản; bình đẳng trước pháp luật; quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín) phải được mở rộng áp dụng cho cả các đối tượng không phải là công dân Việt Nam. Theo đó, các từ “công dân” trong các điều luật trên cần phải được thay bằng từ “mọi người”

Ngoài ra, tại Điều 4 vẫn còn hai điểm bất cập nữa.

Thứ nhất, không nên dùng từ “quyền cơ bản” vì sẽ dẫn đến cách hiểu chỉ tôn trọng và bảo vệ các “quyền cơ bản” còn các “quyền không cơ bản” thì không được tôn trọng và bảo vệ. Trong tố tụng hình sự, mọi quyền đều cần được tôn trọng và bảo vệ...

Thứ hai, các chủ thể có trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc này theo quy định tại Điều 4 là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT; Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS; Chánh án, Phó chánh án Tòa án; Hội thẩm. Quy định như thế vẫn còn thiếu một chủ thể là “Thư ký tòa án”. Về lý luận, Thư ký tòa án cũng là một trong những người tiến hành tố tụng, về thực tế là những người có sự tiếp xúc, gặp gỡ với bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng. Do đó, Thư ký tòa án cũng cần phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ các quyền của những người tham gia tố tụng. Do đó Điều 4 nên sửa đổi lại như sau:

“Điều 4. Tôn trọng và bảo vệ các quyền con người.

Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án, Phó chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội Thẩm, Thư ký tòa án phải tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp ngăn chặn đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa”.

- Hoàn thiện Điều 8 BLTTHS 2003.

Ngoài việc mở rộng đối tượng áp dụng Điều này cho tất cả mọi người thì nên thay cụm từ “của công dân” ở cuối đoạn một thành “của người khác một cách tùy tiện”. Việc quy định như thế này sẽ làm cho đoạn một và đoạn hai của điều luật có sự liên quan, dễ hiểu và không bị mâu thuẫn nhau.

- Để cụ thể hóa việc quy định rõ ràng, tách biệt chức năng, nhiệm vụ của VKS và Tòa án như chúng tôi đã đề xuất tại phần sửa đổi Hiến pháp, BLTTHS 2003 cần phải có những sự quy định cụ thể như sau:

+ Sửa đổi các quy định để Tòa án thực hiện đúng chức năng xét xử:

Thứ nhất, hoàn thiện Điều 10 theo hướng việc chứng minh xác định sự thật của vụ án chỉ thuộc về CQĐT và VKS. Tòa án không có trách nhiệm chứng minh, mà xem xét chứng cứ của các bên để xác định sự thật khách quan làm cơ sở cho phán quyết của mình.

Điều 13, 104. Việc giao trách nhiệm khởi tố vụ án cho Tòa án (Điều 10) và HĐXX (Điều 104) như hiện nay là bất cập. Về mặt lý luận, khởi tố là chức năng của bên buộc tội, của CQĐT và Viện kiểm sát; về thực tiễn, nếu Tòa án vừa khởi tố vừa xét xử thì cũng như vừa đá bóng, vừa thổi còi, không đảm bảo được tính khách quan. Vì vậy, không nên quy định cho Tòa án trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự mà chỉ quy định là Tòa án có quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án.

Thứ ba, bỏ quy định về thẩm quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Khi đã thụ lý hồ sơ mà Tòa án phát hiện ra việc thiếu các chứng cứ quan trọng hay nhận định bị cáo phạm một tội khác thì nên tiến hành xét xử và tuyên không đủ chứng cứ để buộc tội bị cáo. Trách nhiệm chứng minh tội phạm là của CQĐT và VKS, nếu hai cơ quan này không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình thì phải chịu hậu quả cho sự yếu kém, tắc trách đó chứ không thể bắt bị can phải kéo dài thời gian tham gia tố tụng để chờ sự hoàn thiện về chứng cứ để buộc tội mình. Quy định như thế này trước hết để bảo đảm quyền không bị xét xử quá mức chậm trễ cho bị can. Mặt khác, Tòa án phải giữ vai trò khách quan để xét xử. Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung các chứng cứ vô hình chung Tòa án đã có ý chí kết tội ngay từ đầu.

Thứ tư, bỏ các quy định HĐXX vẫn xét xử về toàn bộ vụ án dù Kiểm sát viên rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại Điều 195; Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà VKS đã truy tố tại Điều 196; HĐXX vẫn tiếp tục xét xử khi VKS rút quyết định truy tố tại Điều 221.

Theo chúng tôi, xuất phát từ tư duy “Tòa án có chức năng khởi tố vụ án” nên BLTTHS 2003 mới có các quy định tại Điều 195, 196 và 221 như vậy. Các quy định đó là trái với cơ chế, nguyên tắc tố tụng là Tòa án chỉ xét xử khi có sự buộc tội. Sự buộc tội làm phát sinh việc xét xử. Khi VKS rút quyết định truy tố thì không còn căn cứ cho việc xét xử. Trong trường hợp này, việc xét xử phải được đình chỉ trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào. Nếu như Tòa án không đồng ý với việc rút quyết định truy tố thì có thể kiến nghị với Tòa án cấp trên để xem xét và phục hồi tố tụng đối

với vụ án [22]. Cũng xuất phát từ lập luận này, cần phải sửa đổi Điều 249 về quyền hạn tuyệt đối của Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn trong trường hợp có kháng nghị của VKS hoặc kháng cáo của người bị hại. Bản án, quyết định của cấp phúc thẩm có hiệu lực ngay mà BLTTHS giao cho Tòa án cấp phúc thẩm có quyền áp dụng điều khoản của BLTTHS về tội nặng hơn khi VKS chưa truy tố không chỉ là sự vi phạm phân công chức năng trong tố tụng hình sự mà còn vi phạm quyền bào chữa của bị cáo.

Thứ năm, Sửa đổi quy định để VKS tập trung thực hiện tốt chức năng buộc tội. + Bỏ quy định VKS kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại Điều 23. Việc quy định VKS vừa buộc tội vừa kiểm sát việc tuân theo pháp luật cả quá trình tố tụng là bất hợp lý, làm ảnh hưởng đến sự độc lập xét xử của Tòa án.

+ Bỏ quy định Viện kiểm sát là một trong ba cơ quan tiến hành tố tụng; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên là một trong những người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử vụ án hình sự (Trang 67 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)