3.2. Một số kiến nghị đảm bảo quyền con người trong giai đoạn xét
3.2.1. Tăng cường giáo dục về quyền con người cho cán bộ hoạt động tư
Muốn bảo đảm quyền con người thì trước hết phải hiểu như thế nào là quyền con người rồi từ đó mới có thể áp dụng vào thực tiễn. Quyền con người ở khía cạnh giáo dục là một ngành học khá mới mẻ. Trong các trường Luật, ngành học này mới chỉ được bắt đầu giảng dạy từ năm 2007. Ngay cả tại thời điểm hiện nay, với một số người, khái niệm quyền con người vẫn còn khá mới mẻ, xa lạ và chủ yếu mang màu sắc chính trị. Do đó, yêu cầu các cán bộ hoạt động tư pháp hiểu rõ về nhân quyền là một đòi hỏi khá cao. Với những ai ham học hỏi, tự nghiên cứu tìm hiểu thì có thể tham khảo qua sách báo, mạng internet. Tuy nhiên, sự học hỏi đó không được toàn diện và đầy đủ. Vì vậy, cần phải trang bị kiến thức về quyền con người cho các cán bộ hoạt động trong ngành tư pháp. Để sự tiếp thu thực sự có hiệu quả thì trước hết cần phải tạo điều kiện cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp được đào tạo một cách bài bản có hệ thống tại các trường có giảng dạy về nhân quyền, sau nữa là truyền đạt thông qua các chương trình tập huấn, hội thảo… Có như vậy, quyền con người mới được hiểu đúng, hiểu đủ, từ đó mới dễ thực thi trong thực tế.
Có một thực tế được phản ánh là ở một số tỉnh thành, việc cán bộ, công chức Tòa án muốn học lên Cao học cần phải lựa chọn đúng với chuyên môn làm việc của mình (Hình Sự, Dân sự, Kinh tế…). Quy định này thoạt nhìn thì hợp lý nhưng xem xét ở góc độ khác sẽ là một sự thiếu sót. Việc học thêm, học lên về quyền con người là rất quan trọng. Phải đặt quyền con người làm nền tảng của mọi hoạt động tố tụng thì quyền con người trong lĩnh vực Tư pháp mới được bảo vệ và thúc đẩy một cách có hiệu quả. Do đó, các cán bộ hoạt động Tư pháp nói chung và cán bộ Tòa án nói riêng phải được trang bị kiến thức về quyền con người.