- Điểm thứ hai, biện pháp tư pháp hình sự và biện pháp cưỡng chế hành chính đều là các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, do Cơ quan nhà
3.1.2. Các quan điểm hoàn thiện các quy định về biện pháp tƣ pháp trong luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng
pháp trong luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng
- Qn triệt đường lối, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước: Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt việc lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân lên hàng đầu. Với sự lãnh đạo của Đảng, chủ trương, đường lối chính trị và các chính sách của Nhà nước hoạt động của toàn quân, dân đều được quan tâm một cách sâu sát nhất. Ở phương diện pháp luật, những chính sách pháp luật, chính sách hình sự nhằm đấu tranh và phịng chống tội phạm ln được Đảng và Nhà nước lưu tâm, nghiên cứu và áp dụng vào thực tế xã hội, cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm từ đó, để khơng ngừng nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.
Chính sách hình sự là chính sách của Nhà nước, của chính đảng (Đảng Cộng sản Việt Nam) nhằm tổ chức cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, là
linh hồn chính trị của đời sống pháp luật hình sự trong một đất nước nói chung, cụ thể là nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói riêng. Chính sách hình sự là cơ sở tư tưởng và lý luận cho việc xây dựng, tuyên truyền giáo dục và tổ chức thực hiện pháp luật trên lĩnh vực đấu tranh với tội phạm hình sự [12].
Chính vì thế, cả quá trình xây dựng nhà nước, xã hội pháp quyền, hồn thiện pháp luật hình sự nói chung và chế định các biện pháp tư pháp nói riêng, thì cần phải nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tư tưởng và lý luận, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về đấu tranh, và phòng chống tội phạm, để đạt được hiệu quả cao nhất, mang lại thành tựu và xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền. Các hệ thống quan điểm đã thể hiện và thống nhất trong suốt quá trình lập pháp, các văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và X; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) và nhất là các nghị quyết của Bộ Chính trị (Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020).
Như vậy, để đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước với q trình xã hội hóa, xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách hệ thống tư pháp và bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật (nhất là pháp luật hình sự và chế định các biện pháp tư pháp) là hết sức quan trọng và cần thiết.
- Xây dựng quy định về chế định "các biện pháp tư pháp" đảm bảo các nguyên tắc toàn diện, thống nhất, đồng bộ và khả thi:
Chế định các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự là một chế định hết sức quan trọng, không thể tách rời khỏi chính thể thống nhất, tác động qua lại và bổ sung lẫn nhau với các chế định quan trọng khác: chế định lỗi, chế định hình phạt... Chính vì vậy, việc sửa đổi bổ sung bất cứ một chế định nào, cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các chế định khác, cũng như toàn thể
hệ thống pháp luật hình sự. Để làm tốt việc hồn thiện hệ thống pháp luật, thì xây dựng quy định chế định "các biện pháp tư pháp" cần phải đảm bảo tính nguyên tắc, thống nhất, đồng bộ và khả thi.
Thứ nhất, phải đảm bảo tính tồn diện, thống nhất, đồng bộ về các mặt
trong nội tại chế định biện pháp tư pháp hình sự, trong mối quan hệ khơng thể tách rời giữa các biện pháp tư pháp hình sự với hệ thống hình phạt và các chế định khác trong pháp hình sự. Cụ thể là:
- Từng biện pháp tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên hay người đã thành niên cũng phải quy định một cách chính xác và cụ thể về nội dung, phạm vi và điều kiện áp dụng, cũng như giới hạn về mức phạt tối thiểu và tối đa.
- Thống nhất giữa biện pháp tư pháp hình sự với các hình phạt, chế định hình phạt bổ sung và các biện pháp cưỡng chế khác (dân sự, hành chính...) nếu có.
Thứ hai, hồn thiện quy định của pháp luật hình sự và chế định các
biện pháp tư pháp phải phù hợp với Hiến pháp năm 1992, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất với các đạo luật có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Hiến pháp năm 1992 là nguồn luật quan trọng, cũng như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lập pháp, định hướng cho hệ thống pháp luật của đất nước. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng đều xuất phát từ các điều luật trong Hiến pháp năm 1992. Nó tạo ra cơ sở pháp lý cơ bản định hướng cho việc quy định tội phạm và hình phạt.