B. PHẦN NỘI DUNG
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ
2.2.2. Những tồn tại, vướng mắc trong công tác giải quyết khiếu nại về
về đất đai ở Thừa Thiên Huế trong thời gian qua
Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác giải quyết khiếu nại về đất đai ở Thừa Thiên Huế cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn và còn tồn tại những vướng mắc, hạn chế nhất định.
- Một số cơ quan chuyên môn tham mưu giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo thời hạn quy định; vẫn còn đơn, thư tồn đọng, giải quyết chưa kịp thời, sự phối hợp giữa các ngành thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ. Nhận thức vè chấp hành pháp luật của một số bộ phận nhân dân còn hạn chế, nên gửi đơn, thư khiếu nại, tố cáo nhiều lần, vượt cấp, thậm chí một số đơn tố cáo nội dung không rõ ràng, nặc danh, mạo danh khơng có cơ sở để xem xét giải quyết. - Quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, người có thẩm quyền giải quyết chưa tổ chức gặp gỡ, đối thoại theo quy định của pháp luật, chưa kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp vận động thuyết phục, giáo dục, đối thoại với việc xử lý dứt khoát, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; chưa phát huy hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin tuyên truyền phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác thanh tra, xử lý trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại vẫn còn hạn chế khi chưa xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm, thiếu trách nhiệm với công dân, làm ảnh hưởng đến kỷ cương, kỷ luật trong công tác giải quyết khiếu nại.
- Việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật cịn chậm, có vụ việc để kéo dài, tạo dư luận không tốt trong xã hội và nhân dân.
- Thủ trưởng một số cấp, một số ngành chưa thực sự quan tâm về công tác tiếp dân giải quyết đơn thư theo thẩm quyền mà cịn giao khốn cho cơ quan tham mưu. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai chưa tổ chức gặp gỡ, đối thoại theo quy định của pháp luật, chưa kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp vận động thuyết phục, giáo dục, cảm hóa, đối thoại với việc xử lý dứt khoát, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; Chưa sử dụng và phát huy có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh thông tin, tuyên truyền tích cực trong giới báo chí. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của đại đa số quần chúng nhân dân là những người chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung và thực hiện tốt các chương trình, dự án của tỉnh nói riêng – nhất là các dự án đền bù, giải tỏa, tái định cư.
- Công tác quản lý nhà nước về khiếu nại ở một số địa phương, đơn vị chưa tốt, hiệu quả giải quyết đạt chưa cao. Một số nơi chưa thực sự quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục dân, thiếu nghiên cứu giải pháp phù hợp, một số vụ việc giải quyết còn chậm và cứng nhắc trong vận dụng, áp dụng pháp luật, không xem xét thực tế để giải quyết thấu tình, đạt lý nên khơng dứt điểm.
- Công tác quản lý đất đai một thời gian dài bị buôn lỏng, nhiều vấn đề tồn tại do lịch sử để lại làm phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện về đất đai; việc lập hồ sơ địa chính qua các thời kỳ trước đây chưa được hồn chỉnh; cơng tác quản lý và lưu trữ hồ sơ, tư liệu địa chính qua các thời kỳ bị phân tán, hư hỏng, thất lạc.v.v... nên rất khó khăn, phải mất nhiều thời gian trong việc thu thập chứng cứ, cũng cố pháp lý để giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, về đất đai.
- Đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhiều vụ việc xác định thẩm quyền chưa đúng nên chuyển đơn lòng vòng, vi phạm thời hạn giải quyết. Mặt khác, giữa bộ phận tiếp dân và các cơ quan thụ lý, giải quyết chưa có sự phối hợp trong việc cung cấp thơng tin, báo cáo, vì vậy chưa nắm bắt kịp thời tiến độ, kết quả từng vụ việc để giải thích, hướng dẫn cho cơng dân đến liên hệ.
- Trong quá trình thực hiện chủ trương giải tỏa đất đai, Hội đồng đền bù giải tỏa, UBND các huyện, thành phố Huế vẫn còn một số vụ việc chưa thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định làm người dân bức xúc, khiếu nại do vụ việc giải quyết chậm, các huyện, thành phố không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại làm cho người dân bất bình, làm cho vụ việc từ đơn giản trở thành phức tạp, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
- Một vài đơn vị, địa phương, các ngành, các cấp chưa thực sự quan tâm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền mà còn gián đoạn cho cơ quan tham mưu.
- Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của đại đa số quần chúng nhân dân là những người chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Nhà nước nói chung và thực hiện tốt các chương trình, dự án của tỉnh nói riêng, nhất là các dự án đền bù, giải tỏa, tái định cư để đấu tranh, phê phán những người cố tình khơng thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.
- Việc phân loại, xác định thẩm quyền, chỉ đạo xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương, đơn vị chưa thực hiện đúng trình tự, thẩm quyền; việc kiểm tra, xác minh kéo dài dẫn đến tình trạng người ra quyết định khiếu nại, tố cáo vi phạm thời hạn giải quyết; vẫn cịn tình trạng khi giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp không ban hành quyết định giải quyết mà vẫn sử dụng hình thức văn bản hành chính như cơng văn, thơng báo,… để giải quyết.
- Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp đã có hiệu lực pháp luật cịn chậm, có vụ việc để kéo dài, khơng những ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên liên quan vụ việc khiếu nại, tranh chấp mà cịn tạo dư luận khơng tốt trong xã hội.
Thực tế ở nước ta có nhiều vụ án hình sự phát sinh từ các mâu thuẫn trong quá trình vận dụng và thi hành pháp luật về đất đai, gần đây nhất là cho vụ việc thu hồi, cưỡng chế gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với hộ ơng Đồn Văn Vươn hiện nay. Có thể nhận thấy “chế độ quản lý về đất đai là một phạm trù kinh tế và pháp lý gây nhiều tranh cãi, với sự biến thiên của pháp luật về quản lý đất đai qua từng thời kỳ, đã phản ánh sự lúng túng của các nhà làm luật và các nhà quản lý khi giải quyết mối quan hệ mâu thuẫn giữa thực thi các quyền của người sử dụng đất hợp pháp với chế độ sở hữu đất đai” [6]. Hiến pháp năm 1980 và 1992 đều xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân.
Nhà nước với tư cách là thiết chế quyền lực đại diện cho ý chí của nhân dân, suy cho đến tận cùng, theo quan niệm và thể chế của nước ta, về bản chất người dân mới chính là chủ sở hữu đích thực.
Sau đây tác giả xin mạnh dạn đưa ra một trường hợp khiếu nại về đất đai phức tạp nhất và kéo dài hơn 7 năm nay ở Thừa Thiên Huế vẫn chưa được giải quyết thoả đáng, gây xôn xao dư luận, làm uy tín của chính quyền giảm sút mất lịng tin đối với nhân dân đó là vụ khiếu nại bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của 05 hộ dân tại phường Kim Long, thành phố Huế.
* Mơ tả tình huống
Dự án chỉnh trang đơ thị dọc Bờ Bắc sông Hương đoạn từ cầu Bạch Hổ đến chùa Linh Mụ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (cả 02 giai đoạn -I và II) đã giải tỏa 182 hộ dân; trong đó 177 hộ dân đã chấp hành chủ trương giải tỏa. nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và nhận đất tái định cư tại Khu qui hoạch Kim Long) (giai đoạn I, II, III) phường Kim Long, thành phố Huế đã
ổn định cuộc sống tại các điểm tái định cư nói trên. Riêng 05 hộ Kim Long
(ông Lê Cảnh Anh - hiện nay đã chết, ông Trương Phước Hải, ông Lê Công
Định, bà Tôn Nữ Thị Lương và ông Lê Văn Trai) đã không đồng ý việc bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư nêu trên nên đã gửi đơn khiếu nại [18]. việc khiếu nại của 05 hộ dân, ngày 05/7/2004 Chủ tịch UBND thành phố Huế đã ban hành các Quyết định số 943/QĐ-UB, 945/QĐ-UB, 947/QĐ-UB. 948/QĐ- UB, 950/QĐ-UB với nội dung là không thừa nhận việc khiếu nại của các hộ. 05 hộ không đồng ý các Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND thành phố Huế nên đã gửi đơn khiếu nại đến UBND tỉnh Thưa thiên Huế. Ngày 06/9/2005, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các Quyết định 3140/QĐ-UBND, 3141/QĐ-UBND, 3142/QĐ-UBND, 3153/QĐ- UBND, 3154/QĐ-UBND về việc giải quyết khiếu nại của 05 hộ nêu trên. Tại các Quyết định nêu trên đều bác đơn khiếu nại của các hộ và khẳng định các Quyêt định số 943/QĐ-UB, 945/QĐ-UB, 947/QĐ-UB, 948/QĐ-UB, 950/QĐ- UB ngày 05/7/2004 của Chủ tịch UBND thành phố Huế có cơ sở và đúng qui định của pháp luật; tuy nhiên về vấn đề tái định cư cho 05 hộ thì UBND tỉnh Thừa thiên Huế giao trách nhiệm cho UBND thành phố Huế xem xét tình hình thực tế để bố trí tái định cư.
Sau khi hoàn tất dự án tái định cư Kim Long - giai đoạn 4; tháng 3/2007, UBND thành phố Huế cho 05 hộ nhưng các hộ không đồng ý tái định cư tại khu qui hoạch Kim Long - giai đoạn 4 và có đơn đề nghị bố trí tái định cư tại đường Phạm Thị Liên - Kim Long giai đoạn 5 (thời điểm này dự án chưa triển khai).
Ngày 02/4/2007, UBND thành phố Huế có cơng văn số 617/UBND-NC báo cáo xin ý kiến chỉ đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc giải quyết đơn của 5 hộ. Ngày 17/4/2007 UBND Tỉnh đã có cơng văn số 1445/UBND-NC ngày 17/4/2007 phúc đáp với nội dung:... giao Chủ tịch UBND Thành phố
chủ động giải quyết bố trí tái định cư căn cứ vào quĩ đất tại phường Kim Long cho các hộ gia đình nói trên . . . " .
Ngày 7/6/2007, UBND thành phố Huế đã có buổi làm việc với 05 hộ Kim Long với nội dung: sẽ xem xét ý kiến của 05 hộ về việc đề nghị bố trí Kim Long giai đoạn 5. Ngày 09/7/2007, UBND thành phố Huê đã có công văn số 1523/UBND-NC trả lời cho 05 hộ: ''...UBND Thành phố sẽ tiến hanh giao đất Kim Long - giai đoạn 5 cho 05 hộ trước ngày 30/9/2007''.
UBND thành phố Huế đang tiến hành xây dựng và hoàn thiện dự án Khu tái định cư Kim Long - giai đoạn 5 thì nhận đơn phản ảnh tập thể đại diện của 177 hộ (các đã chấp hành chủ trương giải tỏa trên cùng một sự án).
Ngày 29/11/2007, UBND phường Kim Long chủ trì, phối hợp với các ban ngành của thành phố Huế, tổ chức đối thoại giữa 05 hộ và hơn 40 hộ (đại diện cho 177 hộ bị giải toả tại đường Kim Long, phường Kim Long Tại buổi làm việc, các ý kiến đại diện của các hộ đã chấp hành chủ trương giải tỏa của Nhà nước khơng đồng tình việc UBND thành phố Huế bố trí tái định cư cho 05 hộ trên tại vị trí mặt tiền đường Phạm Thị Liên - Kim Long giai đoạn 5, với lý do.:
''... nếu bố trí cho 05 hộ nói trên tại vị trí mặt tiền đường Phạm Thị Liên, như vậy là không công bằng cho các hộ đã chấp hành chủ trương giải tỏa của nhà nước...”. Quan điểm của lãnh đạo phường Kim Long cũng đồng
tình với ý kiến của của đại diện cho 177 hộ.
Để giải quyết đơn phản ảnh của đại diện 177 hộ, ngày 16/1 /2008 UBND thành phố Huế đã có cơng văn số 118/UBND-NC báo cáo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xin ý kiến chỉ đạo. Ngày 16/10/2008, đ/c Chủ tịch UBND tỉnh thừa Thiên Huế cùng các Sở ban ngành liên quan, UBND thành phố Huế, UBND phường Kim Long đã tổ chức đối thoại với 05 hộ Kim Long. Sau khi đối thoại ngày 27/10/2008, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có các
cơng văn số5300/UBND-NC, 5301/UBND-NC, 5302/UBND-NC, 5303/UBND-NC 5304/UBND-NC ngày 27/10/2008 về việc trả lời cho 05 hộ với nội dung: " ...UBND thành phố Huế thực hiện việc bố trí tái định cư cho ông (Bà) tại Khu qui hoạch dân cư Kim Long 4, phường Kim Long, thành phố Huế có vị trí thuận lợi đảm bảo các nội dung tại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Chú tịch UBND Tỉnh.
Năm hộ không đồng ý việc trả lời đơn của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nên đã tiếp tục có đơn khiếu nại; ngày 10/8/2009, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thừa Thiên Huế tiếp tục tổ chức buổi việc với UBND thành phố Huế và các sở ban ngành liên quan và đã ban hành Thông báo số 195/TB- UBND với nội dung: khẳng định việc UBND thành phố Huế bố trí tái định cư Kim Long - giai đoạn 4 là đúng qui định, đảm bảo các quyền lợi của các đương sự trong cùng một dự án giải tỏa.
Trên cơ sở các Quyết định giải quyết khiếu nại, các công văn trả lời cho 05 hộ, Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; UBND thành phố Huế đã chỉ đạo Ban Đầu tư và Xây dựng thành phố Huế mời 05 hộ ở phường Kim Long đến làm việc: tiếp tục giải thích, vận động các hộ chấp hành và bàn giao các Quyết định giao đất, tiến hành các thủ tục liên quan để giao đất thực địa cho 05 hộ tại khu quy hoạch Kim Long giai đoạn 4. Ngày 08/12/2009, Ban đầu tư và Xây dựng đã phối hợp với các ban ngành liên quan và mời 05 hộ đến làm việc theo nội dung chỉ đạo nêu trên; tại buổi làm việc các hộ đã không đồng ý nhận đất tái định cư Kim Long 4 và đề nghị xem xét lại quá trình giải quyết. Ngày 09/4/2010, đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố đã tổ chức buổi đối thoại với 05 hộ Kim Long. Qua buổi đối thoại, đã giải thích, vận động nhưng các hộ vẫn nhất quyết không nhận đất tái định cư Kim Long - giai đoạn 4 mà tiếp tục gửi đơn đề nghị xem xét giải quyết bố trí Kim Long - giai đoạn 5.
Ngày 05/5/2010, UBND thành phố Huế đã có cơng văn số 1 054/UBND-NC báo cáo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình buổi đối thoại và xin ý kiến chỉ đạo về việc bố trí tái định cư cho 05 hộ nói trên.
Ngày 13/5/2010, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có cơng văn số 1917/ UBND -KNTP yêu cầu UBND thành phố Huế nghiên cứu, giải quyết khiếu nại việc tái định cư cho 05 hộ dân Kim Long theo chỉ đạo tại công văn số 75 I/TTCP-CII của Thanh tra Chính phủ; nội dung cơng văn số 75 I/TTCP-CII như sau.''.. . Khiếu nại của 05 hộ đã được UBND thành phố Huế ban hành các
Quyết định giải quyết khiếu nại từ năm 2004, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành các Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 vào năm 2005, không thừa nhận nội dung khiếu nại của các hộ; các hộ không đồng ý, có đơn khiếu nại.
Qua kết quả kiểm tra, rà soát thấy nguồn gốc đất của 05 hộ đều có quá