B. PHẦN NỘI DUNG
1.2. CƠ SỞ PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠ
1.2.2. Điều kiện và thẩm quyền thụ lý, giải quyết đơn thư khiếu nại về
phục, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về đất đai
Nâng cao kiến thức của người dân khơng chỉ có ý nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, đồng thời là địi hỏi chung trong cơng cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Khi kiến thức pháp luật được nâng cao người dân sẽ dễ dàng hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Đối với công tác giải quyết khiếu nại sẽ tránh được tình trạng khiếu nại tràn lan, khơng nghiêm chỉnh chấp hành các quyết định giải quyết khiếu nại góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác giải quyết khiếu nại
- Giải quyết kịp thời, nhanh chóng, ngăn chặn và loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật đất đai
Việc giải quyết nhanh chóng kịp thời sẽ tránh được những bức xúc, thiếu tin tưởng trong nhân dân, đồng thời tiết kiệm được nhiều tiền của cho nhân dân cũng như cho Nhà nước do khiếu nại dây dưa, kéo dài. Đây là một nguyên tắc cần được đề cao.
1.2.2. Điều kiện và thẩm quyền thụ lý, giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai về đất đai
a. Điều kiện khiếu nại
Theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011 hiện hành thì khiếu nại được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thụ lý giải quyết khi có đầy đủ các điều kiện sau:
- Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
- Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trong trường hợp thông qua người đại diện hợp pháp theo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại phải có giấy tờ chứng minh quyền đại diện hợp pháp đó.
- Trong trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất tinh thần hoặc vì một lý do khách quan nào đó mà khơng thể tự mình thực hiện khiếu nại thì có quyền uỷ quyền cho người đại diện là cha, mẹ, anh chị em ruột, vợ, chồng, con đã thành niên để thực hiện việc khiếu nại; việc uỷ quyền phải được lập văn bản và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nơi người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền cư trú.
Đối với trường hợp cơ quan thực hiện khiếu nại thì phải thông quan người đại diện là thủ trưởng cơ quan. Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại phải thông qua người đại diện là người đứng đầu tổ chức được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc điều lệ của tổ chức.
- Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
- Việc khiếu nại phải chưa có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. - Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.
b. Đối tượng khiếu nại về đất đai
Để quản lý nhà nước về đất đai các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai… Các quyết định hành chính được ban hành trong các hoạt động trên gọi chung là các quyết định quản lý đất đai, tương tự các hành vi được thực hiện trong những q trình đó gọi là hành vi hành chính về quản lý đất đai.
là đối tượng của khiếu nại về đất đai. Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật về khiếu nại hành chính nói chung và khiếu nại về đất đai nói riêng thì đối tượng khiếu nại về đất đai được xác định như sau:
Thứ nhất, đối với các quyết định thì chỉ những quyết định bằng văn bản
do các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền ban hành trong hoạt động quản lý nhà nước về đất đai nhằm áp dụng một lần cho một hoặc một số đối tượng cụ thể.
Theo quy định tại Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai thì các quyết định hành chính về đất đai bị khiếu nại, bao gồm 4 nhóm đối tượng: “Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất” [2].
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về khiếu nại thì các quyết định hành chính liên quan đến đất đai khác cũng là đối tượng khiếu nại, như: Quyết định giải quyết khiếu nại về đất đai; quyết định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai…
Thứ hai, đối với các hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong
giải quyết cơng việc, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.
Ngoài các hành vi hành chính được quy định tại khoản 2, Điều 162 Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì tại Điều 65, Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định các hành vi hành chính bị khiếu nại trong lĩnh vực đất đai cịn bao gồm: Hành vi hành chính của cán bộ, cơng chức thuộc UBND cấp xã; hành vi hành chính của cán bộ, cơng chức thuộc Phịng TN&MT; hành vi hành chính của cán bộ, cơng chức thuộc Văn phịng UBND cấp huyện; hành vi hành chính của cán bộ, cơng chức thuộc Sở TN&MT, hành vi hành chính của cán bộ, cơng chức thuộc Văn phịng UBND cấp tỉnh; quyết định hành
chính của Sở TN&MT và quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 63 và Điều 64 Nghị định này [3].
Thứ ba, trong quan hệ khiếu nại về đất đai, có thể nhận thấy chủ thể,
khách thể và đối tượng phát sinh trong quan hệ này là:
Chủ thể của khiếu nại về đất đai là cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.
Khách thể của khiếu nại về đất đai là sự bảo đảm của Nhà nước đối với quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.
Đối tượng của khiếu nại về đất đai là các quyết định hành chính của cơ quan quản lý đất đai hoặc hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong quản lý đất đai khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
c. Thẩm quyền thụ lý và giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai
Để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất và giải quyết các khiếu nại về đất đai thì Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, tố cáo, Pháp lệnh giải quyết các vụ án hành chính qua các thời kỳ cũng như pháp luật hiện hành đã có nhiều quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, trình tự thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Theo Luật Khiếu nại năm 2011 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2012), thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực hành chính (bao gồm cả khiếu nại về đất đai) được xác định cụ thể như sau:
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
* Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
- Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp;
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
* Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ
- Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền của Bộ trưởng
- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.
* Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ
- Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ
quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
* Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp
- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao.
- Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
- Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
* Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
- Lãnh đạo cơng tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.
- Xử lý các kiến nghị của Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.
- Chỉ đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Mặt khác " Người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai; Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo qui định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện
quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo qui định của Luật Tố tụng hành chính" [14].
Như vậy Luật khiếu nại đã xác định rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Chủ tịch tỉnh, Bộ trưởng và Thủ tướng Chính phủ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác giải quyết khiếu nại hành chính