Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về nhà ở của vợ chồng khi ly hôn ở việt nam (Trang 73 - 76)

2.2. Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về nhà ở của vợ chồng khi ly hôn tại các

2.2.3. Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

Trong trường hợp vợ chồng sống hoặc canh tác trên nhà ở, đất của cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, khi ly hôn họ có tranh chấp liên quan đến tài sản này, thì cũng là loại tranh chấp phức tạp và một số Tòa án vẫn còn có nhiều thiếu sót, vướng mắc trong việc giải quyết loại việc này. Trên thực tế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một hiện tượng rất phổ biến, khi gia đình người con sống cùng bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ có đóng góp vào việc sửa chữa hoặc cơi nới nhà đất, nhưng khi gia đình người con ly hôn thì thông thường bố mẹ nhà chồng, hoặc bố mẹ vợ lại phủ nhận công sức đóng góp đó nhằm gây bất lợi cho bên kia và có lợi

cho con của mình. Ví dụ như vụ án giữa chị Yến và anh Lân ở Hà Nội. Anh chị kết hôn có đăng ký kết hôn và sống tại căn nhà cấp 4 của bà Tư (mẹ chị Yến). Trong quá trình sống thì anh Lân cùng với ông Định (bố anh Lân) đã đập căn nhà cấp 4 đi để xây nhà 3 tầng và 1 tum. Tuy nhiên, khi anh chị ly hôn thì chị Yến cùng bà Tư đã phủ nhận việc xây dựng trên. Qua xem xét, đánh giá các tài liệu mà các bên cung cấp, Tòa cấp sơ thẩm số 56/2015/HNGĐ-ST của TAND quận Đống Đa nhận định rằng: Căn nhà trước đây của mẹ chị Yến là căn nhà cấp 4, và năm 2006 đã được xây dựng lại thành nhà 3 tầng, 1 tum. Trước khi xây nhà, bà Tư có nhờ anh Lân (con rể) và ông Định đứng ra lo liệu từ xin phép xây dựng đến khi hoàn thiện nhà. Bà Tư khai tiền làm nhà là tiền của bà và chồng bà dành dụm được khoảng 200 triệu đồng, số tiền này bà giữ trong nhà không gửi tiết kiệm. Bà đưa tiền cho ông Định thanh toán toàn bộ các khoản chi phí khi xây dựng nhà, bà không trực tiếp thanh toán khoản tiền nào, bà không ghi chép sổ sách và khi làm xong nhà cũng không làm quyết toán. Chị Yến khai chị không biết bố mẹ chị có khoản tiền tiết kiệm nào hay không. Thời gian xây nhà, chị đang nuôi con nhỏ nên không quan tâm gì về việc làm nhà của mẹ chị, chị không có tiền để góp cho mẹ chị làm nhà. Anh Lân, ông Định và các anh chị em của anh Lân (những người anh Lân khai có vay tiền) khai người đứng ra bỏ tiền xây dựng ngôi nhà trên là anh Lân được thể hiện tại Giấy thỏa thuận nhà nêu trên. Giấy thỏa thuận nhà có chữ ký của bà Tư (đã được giám định chữ ký). Như vậy, bà Tư khai tiền làm nhà là tiền của bà và chồng bà dành dụm được nhưng bà Tư không có tài liệu nào chứng minh. Trong khi đó, căn nhà trên do anh Lân và ông Định làm thủ tục xin phép xây dựng, là người trực tiếp quản lý, trông nom việc xây dựng nhà, là người thanh toán mọi chi phí trong suốt quá trình xây dựng nhà từ khi khởi công cho đến khi hoàn thiện nhà. Lời khai của anh Lân phù hợp với các giấy tờ, tài liệu xác minh tại địa phương do vậy có đủ cơ sở xác định năm

2006 anh Lân là người đứng ra bỏ tiền xây dựng căn trên và ông Định cũng có nhiều công sức trong việc xây dựng căn nhà.

Xây dựng nhà từ khi khởi công cho đến khi hoàn thiện nhà. Lời khai của anh Lân phù hợp với các giấy tờ, tài liệu xác minh tại địa phương do vậy có đủ cơ sở xác định năm 2006 anh Lân là người đứng ra bỏ tiền xây dựng căn trên và ông Định cũng có nhiều công sức trong việc xây dựng căn nhà.

Chị Yến khai vợ chồng chị không có tài sản, nhà ở chung, chị không có tiền để góp cho mẹ chị làm nhà và không thừa nhận anh Lân bỏ tiền ra xây nhà, tuy nhiên như đã phân tích trên thì anh Lân là người bỏ tiền ra xây dựng căn nhà, do đó Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là tài sản chung của vợ chồng chị Yến, anh Lân. Tuy nhiên, xét công sức trong việc tạo lập tài sản chủ yếu là công sức của anh Lân và sự giúp đỡ của gia đình anh Lân. Án sở thẩm xác định giá trị xây dựng nhà là 430.681.000đồng là tài sản chung của anh Lân và chị Yến và chia cho chị Yến 20% số tiền trên là 86.136.000 đồng và anh Lân được 80% số tiền trên là 344.544.800 đồng. Tòa án sơ thẩm số 56/2015/HNGĐ-ST đã chia cho chị Yến được sở hữu toàn bộ phần hiện vật xây dựng và phải thanh toán cho anh Lân số tiền chênh lệch tài sản, bà Tư muốn được sở hữu toàn bộ giá trị xây dựng nhà, giá trị quyền sử dụng đất tại căn nhà trên thì phải thanh toán cho chị Yến toàn bộ giá trị xây dựng nhà trên.

Nhận định bản án trên là chưa phù hợp, anh Lân đã kháng cáo bởi anh Lân cho rằng chị Yến không có công sức đóng góp gì vào việc xây dựng căn nhà trên, còn chị Yến thì cho rằng căn nhà là do mẹ chị bỏ tiền ra xây dựng chứ không phải của anh Lân. Tòa án cấp phúc thẩm đã xét xử lại vụ án. Căn cứ vào các chứng cứ có trong vụ án và lời khai của các bên, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định rằng: Phán quyết của Tòa án về việc anh Lân là người đứng ra bỏ tiền xây dựng nhà là đúng, việc phân chia cho anh Lân 80% giá trị số tiền bỏ ra để xây dựng căn nhà và chị Yến được 20% theo công sức đóng góp của hai bên là có

căn cứ. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm nhận định việc Tòa sơ thẩm phán quyết chia hiện vật cho chị Yến được sở hữu toàn bộ phần hiện vật xây dựng và phải thanh toán cho anh Lân số tiền chênh lệch tài sản, bà Tư muốn được sở hữu toàn bộ giá trị xây dựng nhà, giá trị quyền sử dụng đất trên thì phải thanh toán cho chị Yến toàn bộ giá trị xây dựng nhà là không đúng. Bởi lẽ, căn nhà trên là của bố mẹ chị Yến là ông Hải (chết năm 2004) và bà Tư, anh Lân là người đứng ra bỏ tiền xây dựng ngôi nhà, anh Lân yêu cầu bà Tư và chị Yến thanh toán trả lại cho anh số tiền anh bỏ ra xây nhà theo thời giá hiện tại để anh trả lại tiền cho bố mẹ anh và các anh em của anh, do vậy Tòa án cấp phúc thẩm số 26/2016/HNGĐ-PT ngày 29 tháng 3 năm 2016 của TAND thành phố Hà Nội đã sửa một phần án sơ thẩm số 56/2015/HNGĐ-ST ngày 10/12/2015 buộc bà Tư thanh toán giá trị xây dựng căn nhà trên cho chị Yến và anh Lân.

Nhận định: Theo quy định của pháp luật tại Điều 61 Luật HN&GĐ năm 2014 đối với trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà có sự tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung đó thì như đã phân tích ở trên nếu có thể xác định được theo phần tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia. Trong vụ án trên, có thể xác định được phần tài sản của vợ chồng anh Lân trong việc sửa chữa căn nhà. Do đó, nhận định của Tòa án về giá trị xây dựng căn nhà là tài sản chung của vợ chồng anh Lân và được chia cho anh chị là hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về nhà ở của vợ chồng khi ly hôn ở việt nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)