b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
3.2.6. Hồn thiện quyđịnh về quyền đƣợc trình bày lời buộc tội tại phiên toà của ngƣời bị hại và ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hạ
phiên toà của ngƣời bị hại và ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại
Để người bị hại bảo vệ được các nội dung đã yêu cầu khởi tố, tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự cịn quy định người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ được trình bày lời buộc tội tại phiên tồ. Đây khơng phải là quy định mới bởi Bộ luật Tố tụng hình sự 1988 cũng đã quy định vấn đề này tại khoản 4 Điều 39 và qua các lần sửa đổi, bổ sung, Bộ luật Tố tụng hình sự vẫn giữ nguyên quy định này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về việc người bị hại trình bày lời buộc tội bị cáo tại phiên tòa như thế nào. Trường hợp nếu người bị hại trình bày lời buộc tội thì Kiểm sát viên tham gia phiên tịa có trình bày lời buộc tội nữa khơng? Lời buộc tội của người bị hại có giá trị như thế nào? Sự có mặt của người bị hại trong trường hợp này có bắt buộc như đối với Kiểm sát viên không? Thực tiễn xét xử cho thấy mọi việc đều do Kiểm sát viên thực hiện, còn người bị hại trong trường hợp này cũng khơng có gì đặc biệt so với người bị hại trong các vụ án khác. Hơn nữa, bản thân quy định này cũng chưa thật đầy đủ và phù hợp, chẳng hạn trong giai đoạn trước khi mở phiên tịa thì người bị hại có các quyền hạn cụ thể nào, cách thức thực hiện các quyền đó ra sao cũng chưa được quy định rõ. Chúng tôi cho rằng đối với vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại phải khác so với vụ án thông thường, quyền của người bị hại được thể hiện trong suốt quá trình tố tụng chứ khơng chỉ đơn thuần là trình bày lời buộc tội tại phiên tòa như quy định hiện nay.
Trên thực tế, do nhận thức khơng đầy đủ và chính xác dẫn tới việc áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về người bị hại cịn có nhiều vi phạm, quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự cịn bị hạn chế mà họ là một trong những chủ thể tham gia tố tụng quan trọng, đặc biệt là trước yêu cầu cải cách tư pháp như hiện nay. Từ thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại cho thấy bộc lộ nhiều vướng mắc trong việc đảm bảo quyền buộc tội của người bị hại tại phiên toà.
Khác với người bị hại thơng thường, người bị hại có u cầu khởi tố vụ án hình sự được pháp luật tố tụng hình sự quy định một quyền riêng đó là quyền được "trình bày lời buộc tội" tại phiên toà (Phần tranh luận). Tuy nhiên, do quy định không cụ thể nên trên thực tế người tiến hành tố tụng có nhận thức khơng thống nhất; Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 có quy định về nội dung này tại khoản 3 Điều 51 nhưng không quy định rõ là quyền hay nghĩa vụ của người bị hại; cách quy định như vậy khiến cho dễ bị nhầm lẫn, người thì cho rằng đó là quyền nhưng cũng có người lại cho rằng đó là nghĩa vụ dẫn tới việc thực hiện khơng thống nhất.
Về nguyên tắc, trách nhiệm chứng minh trong tố tụng hình sự thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, do đó, theo chúng tôi không thể coi việc buộc tội là trách nhiệm của người bị hại đã yêu cầu khởi tố. Bởi vậy, cần thống nhất nhận thức việc trình bày lời buộc tội của người bị hại có yêu cầu khởi tố quy định tại Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 là quyền của họ. Từ nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật, chúng tôi đề nghị cần bổ sung thêm quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 theo hướng quy định cụ thể việc "trình bày lời buộc tội" là quyền của người bị hại. Cụ thể: "3. Trong trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị
hại quy định tại Điều 105 của Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền trình bày lời buộc tội".
Trên thực tế, việc thực hiện quyền này từ trước đến nay chưa được triệt để do thiếu sót của nhà làm luật khi xây dựng luật, chỉ có quy định quyền
tại phần chung mà khơng quy định cụ thể thủ tục trình tự để thực hiện quyền đó trong các hoạt động tố tụng cụ thể. Do đó, đây cũng là vấn đề cần quan tâm khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và khi xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm cụ thể hố quyền này trong q trình điều tra, truy tố, xét xử và đặc biệt là trong hoạt động tranh tụng tại phiên toà.
Hầu hết các vụ án khởi tố theo yêu cầu người bị hại tại các phiên toà xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ khơng trình bày lời buộc tội có chăng chỉ là trả lời các câu hỏi do người tiến hành tố tụng đặt ra có tính chất buộc tội đối với bị cáo. Qua nghiên cứu việc áp dụng thấy, sở dĩ có hiện tượng trên là nhiều lý do:
Thứ nhất, họ chưa được báo trước là có quyền và có trách nhiệm trình
bày lời buộc tội tại phiên tồ.
Thứ hai, về trình tự thủ tục chưa có quy định cụ thể người bị hại hoặc
người đại diện hợp pháp của họ được trình bày lời buộc tội vào lúc nào tại phần nào trong quá trình xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Như vậy, cả hai Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 và năm 2003 đều chỉ mới quy định ở phần chung là người bị hại có quyền buộc tội nhưng khơng quy định cụ thể thủ tục thực hiện quyền này. Các văn bản hướng dẫn cũng chưa đề cập đến nội dung này nên q trình thực hiện cịn gặp nhiều lúng túng. Ở một số vụ án có luật sư tham gia cứ nhất thiết địi phải thực hiện quyền buộc tội của người bị hại thì Chủ toạ phiên tồ khơng biết xử lý như thế nào cho đúng.
Theo quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì trình tự phát biểu khi thực hiện phần tranh luận tại phiên toà là:
1. Sau khi kết thúc việc xét hỏi tại phiên tịa, Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về tội nhẹ hơn; nếu thấy khơng có căn cứ để kết tội thì rút tồn bộ quyết định truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tun bố bị cáo khơng có tội.
Luận tội của Kiểm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tồ.
2. Bị cáo trình bày lời bào chữa, nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữa cho bị cáo. Bị cáo có quyền bổ sung ý kiến bào chữa.
3. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình; nếu có người bảo vệ quyền lợi cho họ thì người này có quyền trình bày, bổ sung ý kiến [28].
Từ quy định trên đây cho thấy, người bị hại khi tham gia tranh luận chỉ được trình bày ý kiến để bảo vệ quyền và lợi ích của mình sau Kiểm sát viên và bị cáo. Trong thực tế thường thì Thẩm phán Chủ toạ phiên tồ hay có sự đồng nhất bị hại có yêu cầu khởi tố cũng như các bị hại bình thường khác trong vụ án, khi tham gia phiên toà và người bị hại chỉ được phép tham gia tố tụng theo thủ tục bình thường. Có nghĩa là ở phần tranh luận họ chỉ được "trình bày ý kiến" và được hỏi có thống nhất với lời luận tội của Kiểm sát viên không và đặt ra yêu cầu bồi thường bao nhiêu? Có nên hiểu việc "trình bày" này là lời buộc tội không? Trong trường hợp họ thống nhất hoàn toàn với lời luận tội của Kiểm sát viên thì họ khơng cần nêu các lý lẽ có tính chất buộc tội đối với bị cáo. Trong trường hợp họ có ý kiến khác với Kiểm sát viên thì cũng chỉ là tranh luận lại với Kiểm sát viên mà thôi. Chỉ trong trường hợp Kiểm sát viên luận tội kết luận hành vi của bị cáo không phạm tội và rút toàn bộ quyết định truy tố thì người bị hại mới có ý kiến có tính chất buộc tội nhưng nếu xảy ra trường hợp này thì vụ án cũng buộc phải đình chỉ xét xử vì Viện kiểm sát đã rút toàn bộ quyết định truy tố (Điều 221 Bộ luật Tố tụng
hình sự 2003). Như vậy, nếu cứ theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 217 nêu trên thì trong tất cả các phiên toà người bị hại đã yêu cầu khởi tố khơng có điều kiện trình bày lời buộc tội. Bởi khơng có hướng dẫn nên trong trường hợp người bị hại hoặc luật sư có yêu cầu phải được trình bày lời luận tội thì Hội đồng xét xử gặp lúng túng. Vấn đề đặt ra là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội vào lúc nào? Về nội dung này có nhiều ý kiến khác nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng, trong những vụ án do người bị hại yêu cầu
khởi tố thì quyền buộc tội thuộc về họ được thực hiện tại phần tranh luận, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội trước, sau đó Kiểm sát viên mới có ý kiến bổ sung.
Ý kiến thứ hai cho rằng, trong các vụ án do người bị hại yêu cầu khởi
tố thì tại phần tranh luận cần thực hiện theo trình tự: Kiểm sát viên trình bày lời buộc tội, bị cáo bào chữa, người bị hại hoặc người bào chữa cho họ cũng trình bày lời buộc tội dù là trùng quan điểm với Kiểm sát viên.
Một số ý kiến khác có quan điểm dung hoà giữa hai quan điểm trên
đây. Theo chúng tơi, ý kiến thứ nhất có thể sát với thực tế tiến hành tố tụng nhưng không phù hợp với các quy định hiện hành. Chúng tơi nhất trí với ý kiến thứ hai vì ý kiến này cơ bản là phù hợp với trình tự thủ tục quy định tại Điều 217 và đảm bảo được quyền của người bị hại quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cách vận dụng có tính chất linh hoạt vì nếu để cho người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ "trình bày lời buộc tội" là chưa đúng hoàn toàn với quy định tại Điều 217 nêu trên vì điều luật chỉ cho phép người bị hại "trình bày ý kiến" chứ khơng phải "trình bày lời buộc tội".
Chúng tôi cho rằng quyền "trình bày lời buộc tội" của người bị hại trong những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại là quy định có tính ngun tắc nhằm xác định quyền nhưng cũng là trách nhiệm của người bị hại
khi tham gia tố tụng. Do Bộ luật Tố tụng hình sự chưa có quy định cụ thể về thủ tục nên khi thực hiện quyền này cịn có nhiều vướng mắc. Do đó, theo chúng tôi cần quy định cụ thể thủ tục tố tụng riêng cho trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo hướng chỉ có người bị hại mới có quyền đưa một người ra xét xử tại phiên tịa, và tất nhiên ở đây quyền cơng tố khơng còn nữa. Sự tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát lúc này chỉ thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật chứ không thực hiện chức năng buộc tội. Tòa án đưa vụ án ra xét xử trên cơ sở đề nghị của người bị hại. Tại phiên tịa, Kiểm sát viên khơng đọc bản cáo trạng mà người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời cáo buộc của mình trước khi tiến hành xét hỏi. Kiểm sát viên cũng khơng trình bày lời luận tội mà sẽ do người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại trình bày. Trong trường hợp này người bị hại, đại diện hợp pháp của họ bắt buộc phải có mặt tại phiên tịa, nếu vắng mặt thì phải hỗn phiên tịa, Kiểm sát viên khơng bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa.