Hƣớng dẫn về hình thức thể hiện và nội dung của yêu cầu khởi tố vụ án của ngƣời bị hại hoặc của ngƣời đại diện hợp pháp của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 84 - 85)

b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự

3.2.4. Hƣớng dẫn về hình thức thể hiện và nội dung của yêu cầu khởi tố vụ án của ngƣời bị hại hoặc của ngƣời đại diện hợp pháp của

khởi tố vụ án của ngƣời bị hại hoặc của ngƣời đại diện hợp pháp của ngƣời bị hại

Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 khơng quy định hình thức yêu cầu khởi tố là gì nhưng thơng thường u cầu khởi tố của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại được thể hiện trong đơn hoặc họ trực tiếp trình bày (sau đó được lập thành biên bản ghi ý kiến hoặc biên bản ghi lời khai). Trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng thì cả hai trường hợp trên, yêu cầu đều được chấp nhận và có giá trị pháp lý như nhau. Tuy nhiên, hiện nay cịn có sự nhận thức chưa thống nhất, cho rằng hình thức yêu cầu khởi tố do người bị hại trực tiếp trình bày có mặt hạn chế là dễ bị làm sai lệch hoặc bị người bị hại phủ nhận. Trong thực tế các trường hợp trên không nhiều nhưng không phải khơng xảy ra. Vì vậy, theo chúng tơi, nên có quy định về hình thức yêu cầu

khởi tố theo hướng người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại

phải thể hiện yêu cầu khởi tố trong đơn yêu cầu, trừ trường hợp không biết chữ hoặc có lý do chính đáng mà họ khơng thể viết đơn được thì có thể trực tiếp trình bày và nội dung yêu cầu đó phải được lập thành biên bản.

Nội dung yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là vấn đề quan trọng bởi nó thể hiện ý chí, nguyện vọng của người bị hại, giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng có định hướng đúng đắn trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 lại chưa có quy định về vấn đề này và các văn bản dưới luật cũng chưa có hướng dẫn. Bên cạnh đó, do sự kém hiểu biết về pháp luật của người dân nên trong nhiều trường hợp họ không biết phải yêu cầu như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. Xung quanh vấn đề nội dung yêu cầu khởi tố vụ án có nhiều quan điểm và các quan điểm này tương đối thống nhất với nhau và cùng cho rằng người bị hại khi đưa ra yêu cầu của mình thì u cầu đó phải là u cầu khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm đã gây ra thiệt hại cho họ. Tức là người gây ra thiệt hại phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. Nhưng đó mới chỉ là quan điểm cịn luật khơng quy định lại gây ra những khó khăn nhất định. Mặt khác, đối với các vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nếu Toà án tuyên bố bị cáo khơng phạm tội thì người bị hại phải chịu án phí, do đó chúng ta khơng thể coi các u cầu khác như yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu xin lỗi cải chính là yêu cầu khởi tố vụ án. Vì vậy, chúng tơi kiến nghị trong thời gian tới nên có văn bản hướng dẫn về nội dung yêu cầu khởi tố vụ án của người bị hại, theo đó, u cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại phải là yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)