b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
3.1.6. Một số vấn đề khác
Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự là phát hiện chính xác, nhanh chóng, kịp thời và xử lý cơng minh mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Và đây cũng là một
trong những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự (Điều 3 Bộ luật Hình sự 1999). Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, Cơ quan điều tra khi xác định có dấu hiệu tội phạm phải ra quyết định khởi tố vụ án. Quyết định này là sự khởi đầu về hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự. Kể từ thời điểm ra quyết định khởi tố là đã xác định quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Đồng thời, nó cũng là sự bắt đầu của quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, theo quy định của khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì các tội phạm thuộc khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131, 171 của Bộ luật Hình sự 1999 chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại. Như vậy, giữa khoản 1 Điều 104 và khoản 1 Điều 105 đã có sự mâu thuẫn nhau.
Khoản 1 Điều 104 quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra khi xác định có dấu hiệu tội phạm nhưng đã khơng loại trừ các trường hợp thuộc khoản 1 Điều 105. Trong khi đó, quy định tại khoản 1 Điều 105 lại có tính chất bắt buộc, nếu khơng có u cầu của người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền khơng được khởi tố vụ án. Những quy định này đã dẫn đến tình trạng hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng nếu tuân thủ một cách nghiêm túc quy định của Điều 104 thì nhiều lúc sẽ vi phạm khoản 1 Điều 105; còn nếu áp dụng đúng quy định tại khoản 1 Điều 105 thì trong nhiều trường hợp, cơ quan có thẩm quyền sẽ khơng có khả năng thực hiện đúng nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng hình sự cũng như nguyên tắc cơ bản của luật hình sự.
Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì "Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự". Quy định này khi áp dụng đối
với các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 gặp phải một số vướng mắc nhất định. Trong trường hợp Cơ quan điều tra trong thời hạn luật định đã xác định có dấu hiệu tội phạm của một trong các tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nhưng do không có yêu cầu khởi tố vụ án từ phía người bị hại nên Cơ quan điều tra cũng không thể ra quyết định khởi tố vụ án. Nhưng ngược lại, Cơ quan điều tra cũng không thể ra quyết định khơng khởi tố vụ án vì theo Điều 108 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, quyết định không khởi tố vụ án chỉ được ra khi có một trong bảy căn cứ được quy định tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003. Khơng có yêu cầu khởi tố của người bị hại đối với những tội phạm nêu trên khơng phải là một trong bảy căn cứ đó. Do vậy, đối với những tội phạm thuộc khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, khi xác định có dấu hiệu tội phạm nhưng khơng có yêu cầu khởi tố của người bị hại thì Cơ quan điều tra vừa khơng thể ra quyết định khởi tố vụ án vừa không thể ra quyết định không khởi tố vụ án. Nếu ra quyết định khởi tố vụ án sẽ trái với quy định tại khoản 1 Điều 105. Còn nếu ra quyết định không khởi tố vụ án thì khơng có căn cứ pháp luật. Đây là một vấn đề cần được xem xét để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự nói chung và chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại nói riêng; đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Cơ quan tiến hành tố tụng là những cơ quan được Nhà nước xây dựng nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, dùng pháp luật để đảm bảo trật tự xã hội và bảo vệ quyền lợi nhân dân. Tuy nhiên, việc nhận thức và áp dụng các quy định của pháp luật nói chung cũng như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại nói riêng của các cơ quan tiến hành tố tụng bộc lộ khơng ít hạn chế và thiếu sót. Sau đây là một ví dụ điển hình:
Khoảng 19h ngày 21/5/2002, Tăng Duy Quang, Huỳnh Ngọc Hiếu, Nguyễn Mạnh Tùng và một số bạn đi xe máy từ đường Trần Phú sang đường
Điện Biên Phủ, thị xã Hội An để hát karaoke. Khi đi đến trước cửa số 46 Điện Biên Phủ thì xe máy do Nguyễn Mạnh Tùng điều khiển đâm vào xe của Lê Thị Xít đi ngược chiều nên cả hai xe đều bị đổ xuống đường. Tùng bị thương nên Quang đỡ Tùng dậy và nhờ người chở đi bệnh viện. Hiếu chạy đến dắt xe máy đi thì bị ơng Thân Ngọc Anh từ trong nhà chạy ra yêu cầu Hiếu phải giữ nguyên hiện trường chờ công an đến giải quyết. Nhưng Hiếu không đồng ý nên hai bên cãi nhau và xảy ra xơ xát. Lúc đó Hùng (con trai ơng Anh) đi chơi về thấy sự việc như trên đã lấy một chai thuỷ tinh định đánh Quang. Sau đó, Hùng vào nhà lấy một đoạn sắt dài 1,2m và một đoạn gỗ dài 1m ra. Thân Ngọc Hưng (là em trai của Hùng) thấy vậy giật lấy đoạn gỗ đuổi Quang và Hiếu. Lúc đó, anh Lê Quang Sang (là cháu ông Anh) thấy Hùng và Hưng đang đuổi đánh nhau với Hiếu và Quang thì chạy ra can ngăn. Khi anh Sang vừa chạy đến vỉa hè thì bị Quang cầm cây giá đỡ menu gần đó đánh trúng vào đầu làm anh Sang ngã xuống. Sau khi sự việc xảy ra, anh Sang được đưa vào bệnh viện thị xã Hội An. Ngày 9/4/2003, tổ chức giám định pháp y tỉnh Quảng Nam kết luận anh Sang bị tỷ lệ thương tật là 25%.
Nhưng trước khi có kết luận giám định pháp y, ngày 01/7/2002, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Tăng Duy Quang về tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 (khơng có đơn u cầu từ phía người bị hại) và trong quyết định khởi tố vụ án không nêu theo khoản nào của Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999. Nhưng sau đó, ngày 20/01/2003, anh Lê Quang Sang đã rút đơn yêu cầu khởi tố với Tăng Duy Quang. Như vậy, có thể khẳng định, người bị hại có đơn yêu cầu khởi tố nhưng đơn yêu cầu đó lại có sau khi Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án. Phải chăng, trong trường hợp này, cơ quan tiến hành tố tụng đã bổ sung yêu cầu của người bị hại bằng cách hướng dẫn người bị hại lùi lại ngày tháng năm làm đơn cho hợp lý? Việc khởi tố vụ án như trên là vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
Tuy nhiên, đơn xin rút yêu cầu khởi tố của anh Sang lại không được chấp nhận, vụ án kéo dài đến năm 2005 với nhiều lần trả hồ sơ, huỷ án giữa
các cơ quan tiến hành tố tụng. Rõ ràng đây không phải là một vụ án nghiêm trọng hay phức tạp tới mức phải trả hồ sơ và huỷ án nhiều lần như vậy. Nhưng do sự nhận thức và áp dụng quy định của pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng chưa đúng nên dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài không cần thiết [31, tr. 10].
Thực tiễn cho thấy, đối với các vụ án cố ý gây thương tích mà khi cơ quan tiến hành tố tụng chưa biết rõ về hậu quả của hành vi phạm tội thường có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp thứ nhất: Họ không kiểm tra, xác minh để khởi tố vụ án
hình sự mà chờ đơn yêu cầu khởi tố. Vì cơ quan có thẩm quyền sợ rằng nếu họ bỏ công sức ra kiểm tra, xác minh tội phạm, khi phát hiện ra hành vi chỉ thuộc khoản 1 mà khơng có đơn u cầu thì vụ án khơng được khởi tố. Thậm chí, nếu cơ quan này tự khởi tố vụ án hình sự, khi điều tra phát hiện thuộc khoản 1, khơng có đơn u cầu phải đình chỉ vụ án gây tốn kém công sức, tiền của. Do vậy, họ bỏ mặc không xác minh mà chờ yêu cầu khởi tố của người bị hại.
Trường hợp thứ hai: Cơ quan có thẩm quyền thấy hành vi nguy hiểm
có dấu hiệu của tội phạm là ra quyết định khởi tố vụ án hình sự ngay. Trong quá trình điều tra mới phát hiện thuộc trường hợp cần đơn yêu cầu khởi tố của người bị hại. Lúc này, họ mới "hợp pháp hoá" bằng cách hướng dẫn người bị hại làm đơn yêu cầu, và như thế là vi phạm thủ tục tố tụng.
Như vậy, bên cạnh việc các quy định của pháp luật chưa đầy đủ, thì sự nhận thức và áp dụng của các cơ quan tiến hành tố tụng đã dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm, không đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại hoặc vi phạm thủ tục tố tụng, làm cho chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại gặp nhiều vướng mắc khi giải quyết các vụ án. Đồng thời làm cho chế định này khơng phát huy được hiệu quả của nó.