b. Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
3.1.5. Áp dụng quyđịnh về chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án
bày ý kiến của mình. Nhưng lời buộc tội và ý kiến của họ là hai vấn đề khác nhau, có ý nghĩa khác nhau, do đó khơng thể đồng nhất việc trình bày lời buộc tội và việc trình bày ý kiến. Mặt khác, do hạn chế về hiểu biết pháp luật nên ý kiến của người bị hại thường trùng với lời luận tội của Kiểm sát viên. Chỉ trong trường hợp Kiểm sát viên luận tội kết luận hành vi của bị cáo không phạm tội và rút tồn bộ quyết định truy tố thì người bị hại mới có ý kiến mang tính chất buộc tội. Như vậy, trình tự, thủ tục riêng khi giải quyết các vụ án được khởi tố theo u cầu của người bị hại khơng có sự khác biệt so với các vụ án hình sự thơng thường. Do đó, điều này đã làm mất đi phần nào ý nghĩa của quy định này.
3.1.5. Áp dụng quy định về chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án vụ án
Trước tiên, chúng tơi đưa ra một ví dụ như sau: Nguyễn Văn A hiếp dâm Nguyễn Thị B (đã thành niên). Chị B làm đơn yêu cầu khởi tố hành vi hiếp dâm của A. Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, Viện kiểm sát truy tố bị can A theo khoản 1 Điều 111 Bộ luật Hình sự 1999. Sau đó, chị B chết vì tai nạn giao thơng. Trước ngày mở phiên toà, mẹ của chị B làm đơn xin rút yêu cầu khởi tố và được Toà án chấp thuận [11, tr. 32]. Xung quanh vấn đề này có hai quan điểm khác nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc Toà án chấp thuận cho cha mẹ chị
B rút yêu cầu khởi tố vụ án của chị B và ra quyết định đình chỉ vụ án là khơng có căn cứ pháp luật vì cha mẹ chị B khơng phải là người đã yêu cầu khởi tố. Mặt khác, chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn "người đại diện hợp pháp" là những người nào? [11, tr. 32].
Quan điểm thứ hai được đưa ra dựa trên quy định tại khoản 5 Điều 51
Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết công tác xét xử năm 2001 đối với vấn đề xác định tư cách người đại diện hợp pháp của người bị hại. Theo đó, "đại diện hợp pháp
của người bị hại thông thường là ở hàng thừa kế thứ nhất...". Quan điểm này
cho rằng, người đại diện hợp pháp của người bị hại đã chết hồn tồn có thể rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án và việc Tồ án ra quyết định đình chỉ vụ án là có căn cứ pháp lý [38, tr. 34].
Theo khoản 2 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì chỉ người nào đã yêu cầu khởi tố mới có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án. Như vậy, nếu người bị hại đã yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của họ không được rút yêu cầu và ngược lại, nếu người đại diện hợp pháp của người bị hại đã u cầu khởi tố thì người bị hại khơng có quyền rút u cầu khởi tố vụ án đó. Đây là một quy định thiếu tính linh hoạt và cùng với sự thiếu sót trong các quy định khác của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng và cả những người tham gia tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng không biết phải làm như thế nào vì quy định của pháp luật vừa thiếu vừa khơng rõ ràng, cịn người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại, khi người đã yêu cầu khởi tố vụ án chết thì vẫn phải tham gia tố tụng vì họ khơng có quyền rút yêu cầu khởi tố.