Tổng quan tình hình kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật 1 Ƣu điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang) (Trang 41 - 46)

2.1.1. Ƣu điểm

Thực hiện Điều 1 Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 [11, Điều 1], theo đó, Viện kiểm sát nhân dân khơng cịn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc ban hành văn bản QPPL mà chuyển giao cho các cơ quan hành chính nhà nước (Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này). Trong thời gian đầu, cơng tác này cịn gặp nhiều bỡ ngỡ, mới mẻ, cán bộ trực tiếp thực hiện còn nhiều lúng túng nên chưa tạo thành nề nếp, ổn định. Vượt qua những khó khăn ban đầu đó, hoạt động kiểm tra văn bản QPPL đã được các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan nhà nước ở địa phương thực hiện khá rộng khắp, ngày càng ổn định hơn, cán bộ ngày càng có nhiều kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng cũng được nâng cao. Đến thời điểm này, hoạt động kiểm tra văn bản QPPL đã đi vào nề nếp và dần khẳng định được vị trí, vai trị trong việc nâng cao chất lượng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành.

Theo báo cáo của Sở Tư pháp 63 tỉnh, thành phố, năm 2007 tổng số văn bản QPPL đã được cơ quan Tư pháp địa phương kiểm tra là 92.783 văn bản, trong đó cấp huyện kiểm tra được 62.946 văn bản, cấp tỉnh kiểm tra 29.837 văn bản[12]. Năm 2008, tống số văn bản QPPL đã được kiểm tra là 71.930 văn bản, trong đó cấp huyện kiểm tra được 46.176 văn bản, cấp tỉnh kiểm tra được 25.754 văn bản[13]. Năm 2009, tổng số văn bản QPPL đã kiểm tra là 67.470 văn bản, trong đó cấp huyện kiểm tra 55.921 văn bản, cấp tỉnh kiểm tra được

11.549 văn bản[14]. Năm 2010, tổng số văn bản QPPL đã kiểm tra là 90.826 văn bản, trong đó cấp huyện là 69.927 văn bản, cấp tỉnh kiểm tra 20.899 văn bản[15]. Năm 2012, Cơ quan kiểm tra văn bản ở các Bộ, ngành và địa phương (bao gồm cả cấp tỉnh, huyện, xã) đã tự kiểm tra 1.054.366 văn bản do mình ban hành (tăng 53% so với năm 2011), trong đó, số văn bản quy phạm pháp luật là 33.794 và số văn bản không phải là văn bản QPPL là 1.020.572; số văn bản cấp Bộ tự kiểm tra là 2.859 (trong đó, số văn bản QPPL là 720 văn bản); số văn bản cấp tỉnh, huyện tự kiểm tra được 1.051.507 (trong đó, số văn bản QPPL là 33.074 văn bản); kiểm tra 569.733 văn bản, trong đó, số văn bản quy phạm pháp luật là 37.079 và số văn bản không phải là văn bản QPPL là 532.654; số văn bản cấp Bộ đã kiểm tra là 4.879, trong đó số văn bản QPPL là 4.645; số văn bản cấp tỉnh, huyện đã kiểm tra được 564.854, trong đó số văn bản QPPL là 32.434 văn bản[16].

Hoạt động kiểm tra văn bản QPPL không chỉ đạt kết quả khả quan thông qua số liệu trên đây mà cịn được thể hiện thơng qua việc phát hiện được nhiều văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý (chủ yếu là văn bản bất hợp pháp), phần nào bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của những văn bản QPPL đó. Theo báo cáo của Sở Tư pháp các địa phương, số lượng văn bản QPPL bất hợp pháp được phát hiện trong năm 2009 là 4.402 văn bản trên tổng số 67.470 văn bản QPPL được kiểm tra [17]; năm 2010 số lượng văn bản QPPL vi phạm pháp luật là 3.890 văn bản trên tổng số 90.826 văn bản được kiểm tra [18]. Những địa phương điển hình có số lượng văn bản QPPL trái pháp luật trong năm 2010 là Bạc Liêu (50/99 văn bản QPPL được kiểm tra); Đà Nẵng (33/89); Kiên Giang (334/887); Quảng Bình (105/415); Tuyên Quang (198/444) và Thanh Hóa (86/905) [19]…

Theo Báo cáo công tác kiểm tra văn bản QPPL của Bộ Tư pháp cho thấy tính đến ngày 30/9/2009, Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã tiếp nhận 4.005 văn bản QPPL từ các nguồn: do cơ quan ban hành văn bản gửi đến, Công báo, gồm: văn bản cấp Bộ: 699; cấp tỉnh: 3.306 văn bản; tham gia đoàn liên ngành thực

hiện kiểm tra tại 12 địa phương. Đối với những văn bản này, Cục đã phân loại và giao kiểm tra 1.908 văn bản (trong đó gồm 399 văn bản cấp Bộ và 1.509 văn bản của địa phương), đã kiểm tra 1.291 văn bản (293 văn bản cấp bộ chiếm 23% số văn bản đã được kiểm tra và 998 văn bản của địa phương, chiếm 77% số văn bản đã được kiểm tra), kết quả bước đầu phát hiện 433 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, chiếm 34% số văn bản đã được kiểm tra (trong đó có 77 văn bản cấp bộ: chiếm 18% số văn bản phát hiện bất hợp pháp, bất hợp lý và 356 văn bản của địa phương: chiếm 82% số văn bản phát hiện bất hợp pháp, bất hợp lý) theo các nội dung quy định tại Điều 3 của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP, về căn cứ pháp lý có 114 văn bản; về thể thức và kỹ thuật trình bày 232 văn bản; về nội dung có 164 văn bản khơng phù hợp với văn bản QPPL cấp trên và có 29 văn bản ban hành sai thẩm quyền[20].

Thông qua hoạt động kiểm tra theo thẩm quyền cũng như tự kiểm tra, phần lớn văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý đã được cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý ngay sau khi nhận được thông báo của cơ quan kiểm tra gửi đến. Theo số liệu báo cáo gửi về Bộ Tư pháp từ Sở Tư pháp các địa phương, năm 2008 tổng số văn bản QPPL vi phạm đã kiến nghị xử lý là 2.274, đã xử lý xong 2.214 [21]; năm 2009 số văn bản bất hợp pháp đã kiến nghị xử lý là 3.327, đã xử lý xong 3.010 văn bản [22]; năm 2010 đã xử lý xong 3.224 trên tổng số 3.890 văn bản QPPL đã kiến nghị xử lý [23]. Năm 2012, Qua tự kiểm tra, các Bộ, ngành và địa phương đã phát hiện 5.240 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp của văn bản quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP, (cấp Bộ: 63 văn bản, địa phương: 5.177), trong đó, có 2.157 văn bản QPPL (chiếm 6,3% số văn bản QPPL đã được kiểm tra) và 3.044 văn bản khơng phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL. Trong tổng số 2.157 văn bản QPPL phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật, có đến 5.993 nội dung (lỗi) được phát hiện, đó là: về căn cứ pháp lý, có 963; về thẩm quyền ban hành văn bản, có 416; về nội dung của văn bản, có 580; về trình tự thủ tục, có 407; về thể thức kỹ thuật trình bày văn bản, có 3.625 [24].

ngành và địa phương đã tiến hành tự xử lý 4.371/5.240 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (chiếm 83% số văn bản đã phát hiện sai - tăng 36% so với năm 2011); phát hiện 10.130 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp của văn bản quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP (cấp Bộ phát hiện: 1.374 văn bản, số còn lại cấp tỉnh, cấp huyện phát hiện), trong đó, có 6.230 văn bản QPPL (chiếm 16,8% số văn bản QPPL đã được kiểm tra) và 3.900 văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL. Trong tổng số 6.230 văn bản QPPL phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật, có đến 11.199 nội dung (lỗi) được phát hiện, cụ thể là: về căn cứ pháp lý, có 1.720; về thẩm quyền ban hành văn bản, có 826; về nội dung của văn bản, có 1.446; về trình tự thủ tục, có 617; về thể thức kỹ thuật trình bày văn bản, có 6.590[25].

Trên cơ sở các văn bản đã được kiểm tra và phát hiện, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản đã gửi thông báo, đề nghị cơ quan đã ban hành văn bản tự kiểm tra, xử lý và số văn bản đã được xử lý là 8.262/10.130 văn bản được phát hiện trái pháp luật (đạt 82% tổng số văn bản phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật). Số văn bản cịn lại được báo cáo đang trong q trình xử lý theo quy định [26].

Có khá nhiều địa phương đã tiến hành xử lý một cách tích cực, điển hình như tỉnh Sơn La đã xử lý xong 376/376 văn bản bị kiến nghị xử lý; tỉnh Kiên Giang đã xử lý xong 334/334 văn bản bị kiến nghị xử lý; tỉnh Ninh Thuận đã xử lý xong 198/198 văn bản; tỉnh Quảng Bình đã xử lý 105/105 văn bản [27]…

Qua tổng hợp các báo cáo năm 2012 cho thấy, nhìn chung, cơng tác xử lý văn bản QPPL đã được các Bộ, ngành, địa phương chú trọng hơn, khi nhận được thơng báo về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đã tổ chức tự kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định; đặc biệt, qua kiểm tra tại Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp), sau khi trao đổi, thảo luận tại cuộc họp, một số Bộ đã tiếp thu ý kiến ngay và khẩn trương có phương án xử lý đúng quy định; ngồi ra, các thơng tin, số liệu về tình hình xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật được phân tích cụ thể hơn, giảm việc báo cáo chung chung…

Đặc biệt, đối với những văn bản trái pháp luật có ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân đã được thông báo nhưng chưa được các cơ quan ban hành văn bản xử lý, các cơ quan kiểm tra văn bản đã tích cực tham mưu, chỉ đạo xử lý quyết liệt, triệt để. Chẳng hạn như tại Bộ Tư pháp, qua theo dõi những văn bản có nội dung trái pháp luật đã được kiến nghị nhưng cơ quan ban hành văn bản chưa kịp thời xử lý trong năm 2012, Bộ Tư pháp đã gửi các Công văn số 5397/BTP-KTrVB ngày 02/7/2012 đôn đốc 07 Bộ và Công văn số 5722/BTP-KTrVB ngày 16/7/2012 đôn đốc 10 địa phương yêu cầu các Bộ và địa phương trên xử lý 54 văn bản đã quá hạn quy định mà chưa xử lý… Đến nay, về cơ bản, số văn bản trên đã được các Bộ và địa phương xử lý theo quy định hoặc đưa vào chương trình xây dựng pháp luật để xử lý các văn bản có nội dung trái pháp luật đã được thông báo[28].

Việc kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kiên quyết, triệt để nhiều văn bản trái pháp luật đặc biệt là các văn bản liên quan đến những vấn đề bức xúc, đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp tổ chức và công dân đã được dư luận xã hội đồng tình, hoan nghênh và ủng hộ.

Từ thực tế trên đây cho thấy, số lượng văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra vẫn còn khá nhiều. Dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý vẫn tồn tại trong cả văn bản QPPL của cơ quan nhà nước ở trung ương cũng như địa phương. Đây là thực trạng đáng báo động đối với công tác xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật bởi nó tác động trực tiếp đến hiệu quả quá trình điều hành, quản lý của nhà nước; trực tiếp tác động và xâm hại đến quyền và lợi ích của người dân; ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín của cơ quan ban hành văn bản QPPL. Do vậy, hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL ngày càng phát huy, khẳng định hơn nữa vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành và thực thi văn bản QPPL.

Nhận thức của chủ thể ban hành văn bản QPPL về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra ngày càng được nâng cao.

Bộ máy tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL dần được củng cố ở các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương.

Đội ngũ cán bộ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được nâng cao trình độ chun mơn và có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc.

Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đáp ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang) (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)