Hoàn thiện tổ chức và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang) (Trang 94 - 97)

- Trao quyền kiểm tra tính hợp pháp của văn bản QPPL cho Tòa án hành chính

3.2.2.2. Hoàn thiện tổ chức và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Thứ nhất, cần thực hiện dựa trên những quy định pháp luật hướng dẫn về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương:

- Đối với Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố: các địa phương căn cứ tình hình thực tế và khối lượng cơng việc trong từng lĩnh vực công tác cụ thể để xác định số lượng và cơ cấu phịng chun mơn nghiệp vụ cho phù hợp. Trong đó, căn cứ vào khối lượng và tính chất phức tạp của văn bản phải kiểm tra, có thể thành lập Phịng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật độc lập với ít nhất năm

biên chế. Trong đó có sự phân cơng cụ thể cho chuyên viên thực hiện các nhiệm vụ như sau: tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền, kiểm tra theo lĩnh vực và các hoạt động khác như xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý đội ngũ cộng tác viên, tổ chức mạng lưới thông tin.

- Đối với các sở, ban, ngành khác trước mắt cần bổ sung công chức thực hiện nhiệm vụ pháp chế, về lâu dài thành lập Phòng pháp chế thuộc sở để tham mưu về khía cạnh pháp lý cho văn bản QPPL do sở đó chủ trì soạn thảo, góp phần giảm bớt gánh nặng cho công tác kiểm tra văn bản QPPL của Sở Tư pháp.

- Đối với Phòng Tư pháp cấp huyện: để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quy định, phịng cần phân cơng một lãnh đạo phụ trách và ít nhất 01 cơng chức chuyên trách.

- Đối với UBND cấp xã: các địa phương cần bố trí tối thiểu 01 cơng chức phụ trách công tác Tư pháp - Hộ tịch cấp xã giúp việc tự kiểm tra văn bản do HĐND, UBND cấp xã ban hành.

- Cùng với biện pháp tăng cường đội ngũ công chức kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan nhà nước ở địa phương cần chủ động xây dựng đội ngũ cộng tác viên kiểm tra văn bản QPPL tại các cơ quan có liên quan theo hướng ngày càng chuẩn hóa và có tính chun nghiệp cao. Cộng tác viên là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực pháp luật, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Họ sẽ tư vấn giúp cơ quan kiểm tra văn bản QPPL trong việc kiểm tra và xử lý văn bản QPPL. Để thu hút và quản lý tốt đội ngũ này, cơ quan kiểm tra cần xây dựng được cơ chế tài chính phù hợp, cơ chế giao văn bản, nhận kết quả kiểm tra, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của họ; thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, tạo điều kiện cộng tác tốt cho cộng tác viên để họ hồn thành cơng việc với chất lượng cao nhất.

Thứ hai, bên cạnh việc xây dựng và kiện toàn về tổ chức bộ máy, trong

thời gian tới cần đồng thời xây dựng đội ngũ công chức thực hiện kiểm tra, xử lý văn bản QPPL đủ về số lượng và có năng lực nghề nghiệp, trình độ chun

mơn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Thứ ba, cần nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tăng cường ý thức

kỷ luật và trách nhiệm nghề nghiệp đối với công chức kiểm tra, xử lý văn bản QPPL.

Đội ngũ công chức kiểm tra, xử lý văn bản QPPL không chỉ được tăng cường về số lượng mà cịn rất cần được nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, có ý thức kỷ luật và trách nhiệm cao trong công việc. Để đạt được mục tiêu này, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố cần chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng cơng chức; bố trí công chức phù hợp với nhiệm vụ công việc cho đến thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện bồi dưỡng, đào tạo và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL.

Việc tuyển dụng công chức chuyên trách kiểm tra văn bản ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn như: Có trình độ cử nhân luật hoặc tương đương trở lên; có chứng chỉ đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra văn bản; có thời gian thực hiện công tác pháp luật nhất định; đạt yêu cầu trong kỳ thi tuyển dụng kiểm tra viên. Sở dĩ cần thiết phải đặt ra tiêu chí này khi tuyển dụng bởi hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL khá phức tạp, công chức kiểm tra không chỉ giỏi về kiến thức pháp lý mà còn cần hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn thuộc nội dung văn bản QPPL là đối tượng của hoạt động kiểm tra.

3.2.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách (về tài chính, ngân sách và các điều kiện khác đảm bảo cho công tác kiểm tra) các điều kiện khác đảm bảo cho công tác kiểm tra)

* Về tài chính, ngân sách

Bảo đảm cho hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trên cơ sở cơ chế quản lý tài chính hiện hành áp dụng đối với các đơn vị hành chính nhà nước được quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính. Việc xác định nhu cầu kinh phí bảo đảm căn cứ vào khối lượng công việc mà cơ quan chuyên trách kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Ngân sách nhà nước cần ưu tiên bảo đảm ngân sách cho một số

hoạt động trong công tác kiểm tra văn bản sau đây: tổ chức phối hợp hoạt động kiểm tra; tổ chức đội ngũ cộng tác viên; tổ chức thu thập thông tin, tư liệu, lập cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ cho công tác kiểm tra; hỗ trợ cho nghiên cứu, xem xét kiểm tra văn bản để phát hiện nội dung trái pháp luật. Kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan có trách nhiệm kiểm tra văn bản.

* Về kinh phí, trang thiết bị làm việc

Dựa trên các quy định của pháp luật, các cơ quan kiểm tra cần lập dự tốn kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra trong năm, tổng hợp chung vào dự tốn kinh phí hoạt động thường xun, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tổ chức khảo sát về thực trạng trụ sở, các trang thiết bị làm việc, từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể yêu cầu các cấp, các ngành trang bị máy móc, trang thiết bị phục vụ cơng tác kiểm tra văn bản, tiến hành tin học hóa cơng tác kiểm tra văn bản.

* Tổ chức mạng lưới thông tin

Cơ quan kiểm tra của các bộ, ngành, địa phương phải tổ chức xây dựng kênh tiếp nhận và xử lý các kiến nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân và phản ánh của dư luận về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, phát huy vai trò của những đối tượng này trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời tích cực thiết lập mối quan hệ với các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến như: báo, đài, Internet… để từ đó đưa tin về kết quả kiểm tra văn bản; tuyên truyền sâu rộng về vai trị của cơng tác kiểm tra văn bản, về quyền khiếu nại, kiến nghị, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)