Những hạn chế của hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang) (Trang 46 - 50)

phạm pháp luật

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan trên đây, nhưng khi tìm hiểu cụ thể, hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, cịn tồn tại tình trạng kiểm tra nhầm đối tượng

Trên thực tế, vẫn còn tồn tại việc cán bộ kiểm tra nhận diện khơng chính xác văn bản QPPL, gặp khó khăn trong việc phân biệt văn bản QPPL với văn bản áp dụng pháp luật. Đây là tình trạng đã và đang xảy ra nhất là ở cấp địa phương, gây ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động kiểm tra văn bản QPPL. Ngồi ra, cơ quan kiểm tra cịn tiến hành kiểm tra đối với những văn bản như quy chế, điều lệ, nội quy, bản quy định có nội dung là quy tắc xử sự nội bộ kèm theo hình thức quyết định, nghị quyết có đề mục năm ban hành và mặc nhiên coi đó là văn bản QPPL. Thực tế này dẫn đến hoạt động kiểm tra văn bản quy phạm quá tải, cồng kềnh, trong khi ở địa phương số lượng cán bộ đảm nhiệm công việc này quá mỏng.

Thứ hai, hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành nhưng còn chậm trễ và chưa thường xuyên

kiểm tra, xử lý văn bản QPPL một cách thường xun, thậm chí cịn chậm trễ ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả của hoạt động này. Hoạt động kiểm tra, xử lý được các cơ quan nhà nước tiến hành nhưng cịn mang tính thứ yếu, khơng phải là cơng việc được quan tâm, coi trọng hàng đầu. Điều này diễn ra càng phổ biến hơn đối với cấp huyện và xã. Hệ quả là vẫn cịn những văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý chưa được phát hiện, xử lý kịp thời; Việc theo dõi quá trình xử lý văn bản trái pháp luật của các cơ quan ban hành chưa chặt chẽ... Đặc biệt, tình trạng văn bản chưa được cơ quan ban hành tự kiểm tra, xử lý kịp thời sau khi nhận được thông báo của cơ quan kiểm tra văn bản có thẩm quyền cịn phổ biến, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản phải đôn đốc, nhắc nhở nhiều lần. Bộ Tư pháp thấy rằng, việc xử lý chậm trễ và nhiều trường hợp khơng đúng hình thức xử lý văn bản của các Bộ và địa phương, nếu không được chấn chỉnh kịp thời, sẽ tạo ra tiền lệ xấu, không đảm bảo trật tự kỷ cương trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, mặt khác, có thể gây hậu quả tiêu cực cho đời sống kinh tế, xã hội trong thời gian hiệu lực của các văn bản có nội dung trái pháp luật nhưng khơng được xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, hoạt động kiểm tra, xử lý cịn có tính chất đối phó, hình thức và cịn bỏ sót các tiêu chí về nội dung của hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL

Hiện nay, khi tiến hành kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, nhìn chung các cơ quan nhà nước đã xem xét đánh giá cụ thể đối với từng văn bản QPPL về tính hợp pháp. Tuy nhiên, ở nhiều nơi (chủ yếu là cấp huyện, cấp xã), cơ quan có thẩm quyền kiểm tra (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp) và các đơn vị (bộ phận văn phòng, bộ phận pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, các sở,...) tiến hành kiểm tra, xử lý nhưng cịn mang tính hình thức, đối phó; số lượng văn bản được kiểm tra so với số lượng văn bản tiếp nhận (hoặc được giao) để kiểm tra còn thấp; việc kiểm tra văn bản còn sơ sài, qua loa, chủ yếu kiểm tra về thể thức và kỹ thuật trình bày mà chưa đi sâu vào nội dung văn bản; nhiều Bộ, ngành và địa phương chưa kịp thời gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện kiểm

tra theo quy định; chưa chú trọng triển khai kiểm tra văn bản thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội có nhiều bức xúc được dư luận quan tâm, đặc biệt, việc kiểm tra văn bản trên cơ sở yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cơ quan, tổ chức, các cơ quan thông tin đại chúng và của cá nhân mặc dù đã được tiến hành nhưng số lượng ít và chưa được chú ý đúng mức; kiểm tra văn bản theo địa bàn chưa được chú trọng ở các Bộ, ngành… Trong quá trình kiểm tra, chủ yếu cán bộ chỉ xem xét về tính hợp pháp của văn bản QPPL mà ít khi xem xét, đánh giá về tính hợp lý của văn bản đó. Có thể nói, đây là cơng việc khá khó đối với những cán bộ kiểm tra, xử lý văn bản bởi địi hỏi người kiểm tra khơng chỉ có kiến thức về pháp lý mà cịn cần có cả kiến thức chun mơn, sự nhạy bén, linh hoạt trong quá trình kiểm tra văn bản QPPL để đưa ra kết luận khẳng định văn bản QPPL đó đã đảm bảo về chất lượng hay có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý. Điều này càng trở nên khó hơn đối với đội ngũ cán bộ kiểm tra, xử lý văn bản QPPL của địa phương, nhất là ở cấp huyện và xã khi số lượng công chức Tư pháp cịn mỏng, một cơng chức phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau.

Thứ tư, các phương thức kiểm tra, xử lý văn bản QPPL được tiến hành nhưng chưa đồng đều, cân đối

Hiện nay, các cơ quan tập trung nhiều vào phương thức kiểm tra tại cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản và tự kiểm tra, còn kiểm tra theo địa bàn, lĩnh vực khơng mang tính thường xun, thậm chí một vài tháng, một vài năm mới được thực hiện một lần. Kể cả hoạt động tự kiểm tra văn bản QPPL của các Bộ, ngành, địa phương so với kiểm tra theo lĩnh vực được tiến hành thường xuyên hơn, nhưng vẫn còn một số hạn chế như: chưa được tiến hành kịp thời và rộng khắp ở mọi cấp, nhất là cấp huyện và cấp xã, dẫn đến hệ quả nhiều văn bản QPPL không được kiểm tra; hoạt động tự kiểm tra cịn mang nặng tính hình thức, đối phó, chưa hiệu quả.

Thứ năm, chưa truy cứu trách nhiệm pháp lý cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ban hành, tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật bất hợp pháp, bất hợp lý và cơ quan, người có thẩm quyền có hành vi vi

phạm pháp luật trong việc xử lý văn bản QPPL

Có thể nói, đây là điểm yếu nhất và "nhạy cảm" nhất của hoạt động xử lý văn bản QPPL hiện nay. Trong quá trình kiểm tra và xử lý văn bản QPPL bất hợp pháp và bất hợp lý (nhất là bất hợp pháp), cơ quan kiểm tra đã gửi thông báo kiến nghị cơ quan ban hành văn bản QPPL tự xử lý trong thời hạn 30 ngày theo quy định của pháp luật nhưng nhiều bộ, tỉnh, thành phố không thực hiện, thực hiện nhưng không đúng hoặc thực hiện nhưng quá thời hạn trên đây… Những hành vi này đều là hành vi vi phạm pháp luật trong công tác kiểm tra, xử lý văn bản của cơ quan, người ban hành văn bản được kiểm tra. Theo quy định tại Điều 33, 34 Nghị định 40/2010/NĐ-CP, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản, cơ quan, người có văn bản được kiểm tra phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hạn chế lớn nhất của hoạt động xử lý văn bản QPPL hiện nay là cơ quan ban hành văn bản bất hợp pháp, bất hợp lý không tự kiểm tra và xử lý sau khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản gửi đến, thậm chí cơ quan kiểm tra cịn nhiều lần đơn đốc nhắc nhở nhưng vẫn chưa thực hiện. Nhưng thực tế, hầu như cơ quan ban hành văn bản QPPL bất hợp pháp vẫn chưa bị truy cứu trách nhiệm pháp lý Quy định của Nghị định 40/2010/NĐ-CP về truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cơ quan ban hành, tham mưu ban hành văn bản QPPL cũng như hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trên đây là điểm tiến bộ của pháp luật nhưng khơng có tính khả thi.

Thứ sáu, việc phối hợp tự kiểm tra, xử lý văn bản giữa các Sở, ngành còn hạn chế, do vậy, hiệu quả tự kiểm tra văn bản chưa cao.

* Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do:

- Quy định của pháp luật còn thiếu, chưa đồng bộ, cụ thể (chỉ quy định về kiểm tra tính hợp pháp mà khơng quy định kiểm tra tính hợp lý...).

- Nhận thức của những cán bộ, công chức kiểm tra và nhận thức của lãnh đạo cơ quan ban hành văn bản QPPL về vai trò của hoạt động kiểm tra, xử lý

văn bản QPPL chưa cao.

- Cịn có sự nể nang, ngại va chạm trong quá trình xử lý văn bản QPPL cũng như xử lý cơ quan, người ban hành, tham mưu, soạn thảo ban hành văn bản QPPL có dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý.

- Do trình độ của cán bộ kiểm tra, xử lý còn chưa đáp ứng yêu cầu, số lượng đội ngũ cịn mỏng.

- Cơng tác tập huấn về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật chưa được tổ chức rộng khắp, cịn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

- Điều kiện vật chất phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL chưa được đảm bảo.

- Sự phối hợp giữa cơ quan kiểm tra với cơ quan ban hành văn bản QPPL cũng như với cộng tác viên chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)