Giải pháp về phía địa phƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang) (Trang 78 - 80)

- Quyết định số 3811/QĐUBND ngày 01/8/2011 của Chủ tịch UBND

7. Văn bản vi phạm chế độ gửi văn bản để kiểm tra theo thẩm quyền

3.2.1. Giải pháp về phía địa phƣơng

- Tiếp tục tăng cường quan tâm và chỉ đạo sâu sát việc thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004, Nghị định 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND năm 2004, Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL, Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 của liên bộ: Bộ Nội vụ và Văn phịng Chính phủ hướng dẫn thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, Quyết định 69/2007/QĐ-UBND ngày 10/8/2007 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 142/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh ban hành Quy chế thẩm định dự thảo văn bản

QPPL, Quyết định số 337/2011/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Quyết định số 408/2011/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 69/2007/QĐ- UBND ngày 10/8/2007, Quy chế thẩm định dự thảo văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 142/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh và các văn bản pháp luật có liên quan khác, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên địa bàn.

- HĐND tỉnh cần chỉ đạo Ban pháp chế tăng cường giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật do HĐND và UBND huyện ban hành. Đặc biệt là giám sát chặt chẽ quy trình ban hành văn bản, thẩm quyền ban hành các văn bản trong lĩnh vực xây dựng, thành lập các loại quỹ và cách thức thể hiện nội dung Nghị quyết theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004.

- Định kỳ hàng năm phải mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về kỹ thuật soạn thảo văn bản, rà soát văn bản, kiểm tra văn bản cho cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản hoặc liên quan đến công tác soạn thảo và ban hành văn bản của: Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố trong tỉnh và đặc biệt tập huấn cho cán bộ làm công tác tư pháp, văn phòng của 230 xã, phường, thị trấn.

- Trên cơ sở Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của liên Bộ: Tài chính, Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí bảo đảm cho cơng tác kiểm tra, xử lý, rà sốt, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết số 35/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh quy định mức chi hỗ trợ công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh, hàng năm UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố cần bố trí một khoản kinh phí hợp lý phục vụ cho cơng tác

kiểm tra, xử lý văn bản trên địa bàn tỉnh.

- Cơ quan tư pháp các cấp có trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp thực hiện kiểm tra theo định kỳ hoặc theo chuyên đề việc ban hành văn bản của UBND cấp mình và UBND cấp dưới trực tiếp theo đúng quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP. Thông qua cơng tác kiểm tra góp phần sửa đổi, bổ sung những văn bản khơng cịn phù hợp; bãi bỏ hoặc hủy bỏ văn bản sai thẩm quyền, nội dung trái pháp luật, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ban hành văn bản không đúng pháp luật.

- Tập trung kiểm tra văn bản thuộc các lĩnh vực có liên quan trực tiếp, ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân và doanh nghiệp hoặc những lĩnh vực kinh tế - xã hội có nhiều bức xúc, như các lĩnh vực: tổ chức cán bộ; đất đai; quản lý khai thác khoáng sản... Khẩn trương tự kiểm tra, xử lý kiên quyết, triệt để các văn bản trái pháp luật đã phát hiện hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan trong kiểm tra, xử lý văn bản QPPL.

- UBND tỉnh cần bố trí thêm biên chế làm cơng tác kiểm tra văn bản cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện, Tư pháp cấp xã để đủ mạnh về con người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản.

- Bổ sung kinh phí xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác kiểm tra văn bản. Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản ở tỉnh và các huyện, thành phố hiện nay chủ yếu được khai thác từ nguồn văn bản pháp luật của cơ quan trung ương qua mạng Internet và Cơng báo Chính phủ, nguồn văn bản QPPL của địa phương được khai thác qua Trang thông tin điện tử, Công báo tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang) (Trang 78 - 80)