5. Kết cấu của Luận văn
3.2. QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY
3.2.2. Thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung hoặc Ủy ban dự
thảo Hiến pháp
thành việc sửa đổi Hiến pháp thì Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Ủy ban này có nhiệm vụ soạn dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc dự thảo Hiến pháp; nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của các vị đại biểu Quốc hội, của nhân dân về dự thảo; nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua. Việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp, số lƣợng và thành phần Ủy ban có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hoạt động lập hiến và các giai đoạn tiếp theo của quy trình này.
Việc quyết định thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp đƣợc thực hiện thông qua các bƣớc sau đây:
- Đề nghị thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp
Trên thực tế, qua mỗi lần sửa đổi Hiến pháp, việc đề nghị thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp đƣợc tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau. Có trƣờng hợp do Hội đồng Bộ trƣởng đề nghị (ban hành Hiến pháp 1946), có trƣờng hợp do cơ quan thƣờng trực của Quốc hội đề nghị (sửa đổi Hiến pháp năm 1946 vào năm 1959, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1980 vào năm 1989, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vào năm 2001), có trƣờng hợp lại do Chủ tịch Quốc hội đề nghị (sửa đổi Hiến pháp năm 1980 thành Hiến pháp năm 1992)… Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp phải làm tờ trình về dự kiến danh sách các thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Quyết định thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp
Trên cơ sở đề nghị của tổ chức, cá nhân, Quốc hội thảo luận và quyết định thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Quyết định của Quốc hội bằng một nghị quyết quy định thành phần Ủy ban dự thảo Hiến pháp, bao gồm: Chủ tịch và các thành viên của Ủy ban, nhiệm vụ của Ủy ban. Trên thực tế, cũng có trƣờng hợp cá biệt là vào năm 1946, khi soạn thảo Hiến pháp, trên cơ sở đề
nghị của Hội đồng Bộ trƣởng, Chủ tịch Chính phủ lâm thời ra sắc lệnh thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp.
Thực tiễn 7 lần tiến hành hoạt động lập hiến vừa qua cho thấy, trong hầu hết các trƣờng hợp, Quốc hội (hoặc Chính phủ) đều quyết định thành lập Ủy ban dự thảo và trao cho Ủy ban này nhiệm vụ dự thảo Hiến pháp đề trình Quốc hội xem xét thông qua (trừ năm 1988 khi sửa Lời nói đầu Hiến pháp năm 1980). Tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ Ủy ban này lại có những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn nhƣ Ủy ban dự thảo Hiến pháp (ban hành Hiến pháp năm 1946 và sửa đổi Hiến pháp năm 1959 thành Hiến pháp năm 1980) hoặc Ban sửa đổi Hiến pháp (sửa đổi Hiến pháp năm 1946 thành Hiến pháp năm 1959) hoặc Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vào năm 2001) hoặc Ủy ban sửa đổi Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1989 khi sửa đổi cơ bản, toàn diện Hiến pháp năm 1980).
Số lƣợng thành viên Ủy ban dự thảo Hiến pháp khoảng từ 15 đến 30 ngƣời, có trƣờng hợp Ủy ban dự thảo chỉ gồm 7 ngƣời nhƣ Ủy ban dự thảo Hiến pháp năm 1946. Thành phần của Ủy ban dự thảo Hiến pháp là cán bộ, công chức cao cấp trong các cơ quan nhà nƣớc nhƣ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, Tòa án nhân dân tối cao, đại diện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, các chuyên gia pháp lý có trình độ, kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật,… Chủ tịch cơ quan thƣờng trực của Quốc hội (Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Hội đồng nhà nƣớc trƣớc đây và Chủ tịch Quốc hội theo Hiến pháp năm 1992) đồng thời là Chủ tịch Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Có thể nói, với thành phần nhƣ vậy, Ủy ban dự thảo Hiến pháp thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.