Lấy ý kiến về dự thảo Hiến pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình lập hiến ở việt nam (Trang 73 - 75)

5. Kết cấu của Luận văn

3.2. QUY TRÌNH LẬP HIẾN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

3.2.4. Lấy ý kiến về dự thảo Hiến pháp

Lấy ý kiến nhân dân, ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Hiến pháp là công đoạn không thể thiếu trong hoạt động lập hiến. Hoạt động này có thể diễn ra trƣớc, trong hoặc sau hoạt động biên soạn dự thảo Hiến pháp hoặc có thể diễn ra tại tất cả các công đoạn của quy trình lập hiến với nhiều hình thức khác nhau, cả trực tiếp và gián tiếp. Thông thƣờng, việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân đƣợc tổ chức sau khi dự thảo Hiến pháp đã đƣợc Quốc hội cho ý kiến và trƣớc khi trình Quốc hội xem xét, thông qua. Việc tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Hiến pháp dù đƣợc tổ chức dƣới hình thức nào, diễn ra trong giai đoạn nào của quy trình lập hiến cũng đều đem lại hiệu quả và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều đó thể hiện ở chất lƣợng dự thảo Hiến pháp đƣợc nâng cao cả về nội dung lẫn hình thức. Đồng thời, đây cũng là hình thức thích hợp để phổ biến, tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nƣớc, xây dựng pháp luật.

Mục đích của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Hiến pháp nhằm phát huy quyền làm chủ và trí tuệ của nhân dân, tạo điều kiện để toàn dân tham gia những vấn đề trọng đại của đất nƣớc. Trong lịch sửa hoạt động lập hiến của nhà nƣớc ta, trừ Hiến pháp năm 1946 và 2 lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1980 là không tổ chức đƣợc lấy ý kiến nhân dân; còn các lần sửa đổi Hiến pháp khác đều tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Cơ quan chủ trì tổ chức lấy ý kiến nhân dân có thể là Ban thƣờng trực Quốc hội (ban hành Hiến pháp năm 1959), Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội (ban hành Hiến pháp năm 1980), Hội đồng Nhà nƣớc (ban hành Hiến pháp năm 1992) hoặc Ủy ban dự thảo Hiến pháp (sửa đổi Hiến pháp năm 1992). Nội dung lấy ý kiến nhân dân có thể là toàn bộ Hiến pháp, nhƣng cũng có thể gợi ý tập trung vào một số nội dung của dự thảo Hiến pháp nhằm định hƣớng việc

thảo luận của nhân dân vào những vấn đề trọng tâm. Trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vừa qua, việc lấy ý kiến nhân dân tập trung vào một số nội dung nghiên cứu dự kiến sửa đổi bổ sung của Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Đồng thời, để nhân dân hiểu sâu và đầy đủ hơn về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp công bố kèm theo bản thuyết minh các nội dung cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992.

Phạm vi và đối tƣợng lấy ý kiến là tất cả các đối tƣợng tầng lớp nhân dân, các cơ quan nhà nƣớc ở trung ƣơng và địa phƣơng, các đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với mỗi bản Hiến pháp là khác nhau, nhƣng trung bình khoảng 2 tháng (Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 là 4 tháng; Hiến pháp năm 1992 là 2 tháng và sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 là 1,5 tháng).

Nhằm thu hút sự tham gia, đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đoàn thể, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn cũng nhƣ các chuyên gia pháp luật, trong quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân, cơ quan đƣợc Quốc hội giao chủ trì soạn thảo Hiến pháp còn tổ chức các Hội nghị lấy ý kiến trực tiếp một số đối tƣợng. Trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã tổ chức 2 Hội nghị lấy ý kiến tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với thành phần gồm lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức của trung ƣơng, đại diện các tỉnh ủy, thành ủy, một số ban của Đảng, thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan tƣ pháp, đại diện mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn, các chuyên gia pháp luật ở trung ƣơng và địa phƣơng để lấy ý kiến trực tiếp về các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung.

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Ủy ban dự thảo Hiến pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến đóng góp chỉnh lý dự thảo Hiến pháp. Chất lƣợng các ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc phản ánh qua việc tiếp thu, chỉnh lý vào nội dung các điều, khoản cụ thể trong dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Có thể nói, việc lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân, cơ quan nhà nƣớc, tổ chức đoàn thể… về dự thảo Hiến pháp chính là cơ chế hữu hiệu để nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nƣớc, xây dựng pháp luật, biến đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, ý chí nguyện vọng của nhân dân thành pháp luật của Nhà nƣớc. Kết quả của việc lấy ý kiến tạo ra cơ sở để xây dựng một dự thảo Hiến pháp bảo đảm chất lƣợng cả về nội dung và hình thức, thực sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình lập hiến ở việt nam (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)