5. Kết cấu của Luận văn
3.1. QUY TRÌNH LẬP HIẾN QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP Ở VIỆT NAM
3.1.2. Ban hành Hiến pháp năm 1959
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954). Miền Bắc đƣợc hoàn toàn giải phóng nhƣng đất nƣớc tạm thời chia cắt thành hai miền. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới là: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà. Thực hiện đƣờng lối của Đảng, ở miền Bắc đã tiến hành mạnh mẽ công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và hợp tác hoá trong công nghiệp, thƣơng nghiệp, nông nghiệp. Đời sống chính trị của đất nƣớc cũng có những thay đổi lớn: sự công khai vai trò lãnh đạo của Đảng, thực hiện liên minh công - nông, xác lập hệ thống chuyên chính vô sản... Cách mạng đã chuyển sang một giai đoạn mới.
Thêm vào đó, quan hệ giai cấp trong xã hội miền Bắc đã thay đổi. Giai cấp địa chủ phong kiến đã bị đánh đổ, liên minh giai cấp công nhân và nông dân ngày càng đƣợc củng cố và vững mạnh. Hiến pháp 1946 “đã hoàn thành sứ mạng của nó. Nhưng so với tình hình mới và nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay thì nó không thích hợp nữa. Vì vậy chúng ta cần sửa đổi Hiến pháp ấy”
[Hồ Chí Minh- báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1959].
Ngày 23/1/1957 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá I đã ra Nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp và thành lập ban sửa đổi Hiến pháp đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày 1/4/1959, Dự thảo Hiến pháp sửa đổi công bố để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến. Tại kỳ họp thứ I Quốc hội khoá 11, ngày 31/12/1959, Hiến pháp sửa đổi đƣợc thông qua và ngày 1/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp này.
Sở dĩ Hiến pháp 1959 đƣợc gọi là Hiến pháp sửa đổi là vì 1ý do chính trị. Lúc đó, nƣớc ta bị chia cắt thành hai miền, không thể tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra một Quốc hội để xây dựng một bản Hiến pháp mới. Chính vì vậy
cần phải lấy danh nghĩa Hiến pháp sửa đổi để đảm bảo việc sửa đổi Hiến pháp vẫn đƣợc thông qua bởi các đại biểu đã đƣợc bầu trong tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 với đầy đủ thành phần đại biểu của nhân dân hai miền.
Hiến pháp năm 1959 đƣợc ban hành áp dụng cho cả nƣớc với mục tiêu để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nƣớc nhà nhƣng chủ yếu là đối với miền Bắc. Những quy định của Hiến pháp xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Do vậy, đây là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa nhƣng mới trong phạm vi nửa nƣớc.
Do hoàn cảnh lúc bấy giờ là miền Nam vẫn còn đang phải tiến hành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân nên trong Hiến pháp năm 1959 vẫn còn có các quy định thể hiện tính chất dân chủ nhân dân nhƣ việc quy định về hình thức chính thể nƣớc ta vẫn là dân chủ nhân dân (điều 2) [20], vẫn còn thừa nhận hình thức sở hữu của ngƣời lao động riêng lẻ và sở hữu của các nhà tƣ sản dân tộc, bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tƣ liệu sản xuất khác (điều 11, 14) [20]; quan hệ tổ chức quyền lực trong các cơ quan Nhà nƣớc cấp cao chƣa hoàn toàn áp dụng triệt để nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. Song về tính chất, đây là một bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nƣớc ta.
Hiến pháp năm 1959 với những nội dung lớn nêu trên đã ghi nhận những thắng lợi bƣớc đầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, và là cơ sở pháp lý để tiến hành các nhiệm vụ củng cố miền Bắc, đƣa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất nƣớc nhà.
Sự phát triển sau này của cách mạng Việt nam đã dẫn đến sự ra đời ở miền Nam một chính thể với các thể chế Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Hội đồng Cố vấn, các Ủy ban giải phóng, có Hiến pháp là Cƣơng lĩnh của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quốc kỳ, quốc ca và các
luật lệ riêng. Sau khi nƣớc nhà thống nhất về mặt Nhà nƣớc năm 1976, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất (Quốc hội Khóa VI) đã ra nghị quyết áp dụng Hiến pháp năm 1959 cho cả miền Nam trong khi chờ có Hiến pháp mới của nƣớc Việt Nam thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Xét trên góc độ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thì đây là sự mở rộng không gian áp dụng của Hiến pháp năm 1959 có tính chất thay thế cho cả hệ thống chính thể Cộng hòa miền Nam Việt Nam trƣớc đây. Đó là một sự sửa đổi, bổ sung lớn của Hiến pháp.